Chào mừng các bạn
»»-((¯`·(¯`vŽ¯)--»*** MasterSpy *** «--(¯`vŽ¯)·`¯))-«« - Cuộc đời của Albert Einstein
ღLONELYღ
  Home
  => Cách tạo một trang web cho riêng mình !
  => Một số địa chỉ trang web hay dành cho bạn, ....cho tôi !
  => 5 bước cơ bản để diệt tận gốc Spyware
  => 10 điều “lính mới” nên biết
  => 10 bước để lập kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai của bạn
  => 15 LỜI KHUYÊN HỌC TIẾNG ANH
  => 21 kho lưu dữ liệu miễn phí trên Internet
  => PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ LOGIC VỊ TỪ
  => 50 cuốn sách văn học cần đọc
  => Những bài học từ Adam Khoo
  => Dùng Admodify.net để quản trị và phục hồi Exchange 2003
  => Cuộc đời của Albert Einstein
  => Cảnh giác với hacker và keylogger!
  => Phần mềm miễn phí giúp bảo vệ computer khi online
  => Học thi - cần ăn uống hợp lý
  => Hacker “oánh” mỗi PC chỉ mất 39 giây
  => Xác định nguyên nhân máy tính tự khởi động !
  => Diệt virus Autorun
  => Bấm dây mạng !
  => Bảo vệ mắt khi sử dụng máy tính !
  => Blog ra đời như thế nào?
  => Bài tập Pascal kiểu bản ghi !
  => Hướng dẫn ôn tập lập trình Pascal căn bản !
  => Cách Diệt Virus
  => Cách gỡ bỏ thủ công Symantec Antivirus an toàn (Phần I)
  => Tổng hợp các lệnh ngoài DOS
  => Cài HIREN BOOTCD vào ổ cứng để cứu hộ
  => Cài windows media player 11 ( không cần active window)
  => Cấu hình mạng ADSL cho người dùng tại nhà
  => Thiết Lập Sevice trong windows XP (giúp máy chạy nhanh hơn)
  => Giới Thiệu Centos
  => Chẩn đoán lỗi của màn hình !
  => Chọn DNS truy cập mạng !
  => Kinh nghiệm phòng chống virus, spyware
  => Trắc nghiệm nghiệp vụ kế toán bằng tiếng Anh !
  => Hướng dẫn chụp hình bằng webcam
  => Tổng Hợp Code Dùng Trong Việc Tạo BLOG
  => Công dụng của các dịch vụ trong Windows
  => Sử dụng Popcap game mãi mãi !
  => Cử nhân CNTT không làm CNTT
  => Tìm hiểu DNS.Các bước thiết lập khi mới đăng ký tên miền
  => Làm DNS server online
  => Nội dung định nghĩa về vật chất của Lê Nin
  => Đọc và ... suy nghĩ !
  => Đôi điều về bảo mật hệ thống mạng trong công ty!
  => Khắc phục lỗi 999 Error của Yahoo
  => Chuyển dữ liệu của ổ C từ FAT32 thành NTFS
  => Gỡ password CMOS bằng cách nào?
  => Phần I: Cơ bản về lỗi "màn hình xanh" trong Windows
  => Tổng quan về Group Policy - từ đơn giản đến phức tạp !
  => Gửi nhiều file qua Yahoo Mail
  => Từ XP cài Hacao Linux 2.16 Pro (file ISO) vào đĩa cứng (LiveCD)
  => Chịu thuế và không chịu thuế
  => Hội thảo qua mạng với NetMeeting
  => HOST Free
  => Hướng dẫn download trên megaupload
  => KGB nén File từ 450MB còn 1.43MB rất tiện chia sẻ file trên mạng
  => Khắc phục rớt mạng liên tục
  => Kiến trúc Oracle
  => Thành công trên giảng đường đại học
  => Kỹ thuật Photoshop cơ bản !
  => Kinh nghiệm học tiếng ANH
  => KInh nghiệm học TOÁN CAO CẤP
  => Đôi điều về quá trình làm luận văn (Phần 2)
  => Làm theme cho Blog 360
  => Chia sẻ những điều học được từ cách làm việc theo nhóm
  => Vạch kế hoạch cho tương lai
  => Các Lệnh Cơ Bản trong LINUX
  => Lịch sử các nước ĐẾ QUỐC
  => Lịch sử Việt Nam
  => Links những trang web hay
  => Tạo mail server online bằng IP Động
  => Tự làm giao diện cho Yahoo Mash!
  => Mấy điểm cần tránh
  => Hỏi về IPHONE
  => Máy tính không khởi động từ ổ đĩa cứng!...?
  => MIÊU TẢ SẢN PHẨM MÁY IN hp1320
  => Phá Deep Freeze - Cướp lấy password!!!
  => Những "tuyệt chiêu" chọn mua laptop cũ
  => NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA BÁO CHÍ
  => Tìm hiểu nhân của hệ điều hành Linux
  => Sửa lỗi NTLDR is missing
  => Ổ cứng chóng hỏng vì... điều hòa nhiệt độ
  => Những phím tắt thông dụng trong Photoshop 7.0
  => Phím tắt trong WORDS
  => Bí mật của PHỤ NỮ
  => Hướng dẫn post hình lên mạng, và 1 số website để upload hình
  => Chương trình quản lý số điện thoại !
  => Quản lý các mạng Windows dùng script - Phần 2: Hoàn chỉnh script -
  => Cấu hình cho máy in N2500
  => Xóa nick của mình trong Friend List của người khác
  => Rollback Rx Pro:
  => User và pass của một số router
  => Giải pháp sao lưu trực tuyến miễn phí (Phần cuối)
  => Vài điều về Scanner
  => Chọn hệ điều hành của bạn
  => Làm server online tận dụng đường truyền ADSL
  => Thuật toán - Cấu trúc dữ liệu
  => So sánh Oracle và SQL Server ?
  => Cấu hình các công nghệ bảo vệ mạng Windows XP SP2 trên một máy tính
  => Tổng quan về tiết kiệm điện khi sử dụng máy tính !
  => Phần IV: Xử lý sự cố phần cứng
  => CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE PHỤ NỮ
  => Sử dụng phím tắt với Internet Explorer 7
  => SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT
  => Nguồn gốc máng cỏ giáng sinh
  => Sưu tầm câu đố !
  => SVCHOST
  => Phòng chống virus cho mạng máy tính doanh nghiệp: kinh nghiệm thực tế
  => Các lệnh căn bản trong ngôn ngữ html
  => Sức mạnh của card đồ họa !
  => Cách tải Nhạc nét
  => Triết học và tâm sự của các nhà giáo
  => Phát triển chiều cao
  => Tăng tốc toàn bộ máy tính bằng tay
  => Tăng tốc WinXP
  => Chống mất cắp cho laptop với Laptop Alarm
  => Tạo file ghost!
  => Tạo một CSS layout từ một bản thiết kế (Phần 1 đến 8)
  => Tạo nick ảo trong Yahoo Messenger
  => Tết Đoan Ngọ bắt đầu từ giữa trưa
  => Thói quen tốt: Nghĩ vậy mà không phải vậy
  => Thomas Edison & những phát minh vĩ đại -
  => Windows Vista: các thủ thuật nhỏ khi sử dụng
  => Thủ thuật Blog 360
  => Thủ thuật Internet Explorer 7
  => Thủ thuật tăng tốc cho Windows
  => Thủ thuật Visual basic
  => Thủ thuật Yahoo! Messenger
  => Yahoo Messenger
  => Khám phá mạng xã hội Yahoo! Mash
  => Mẹo tìm kiếm
  => Tìm kiếm trong Excel
  => Tóc hợp khuôn mặt
  => Tokyo - Một chuyến đi
  => Mười quy luật then chốt về Bảo mật
  => Tổng hợp tất cả các kỹ thuật vượt tường lửa
  => Trang trí USB
  => Thuật toán - Cấu trúc dữ liệu CRC (Cyclic Redundancy Check)
  => Các Tuyệt kỹ khiến phái nữ phải ngã lòng
  => CÁCH UP ẢNH QUA HOST TẠI DIỄN ĐÀN
  => Quản lý danh sách bạn chat trong Yahoo! Messenger
  => Error Doctor 2007
  => TuneUp Utilities® 2007
  => Bộ gõ tiếng Việt: Unikey
  => Hướng dẫn viết bài
  => Tường lửa mới trong Windows Vista và Windows Server Longhorn
  => Web 2.0 không chỉ là công nghệ
  => Các website hữu ích về du học bậc sau đại học tại Hoa Kỳ
  => Wi-fi và an toàn thông tin
  => Thuật toán - Cấu trúc dữ liệu So khớp chuỗi với các ký tự wildcard
  => Xóa địa chỉ và homepage
  => USB không cho ghi
  => Yêu cầu của Quản trị mạng
  => Cách Add Feed trong Blog 360
  => Cách tạo theme trong suốt
  => Đề cương KT-Chính Trị
  Contact
  Guestbook
  Story
  Kiếm tiền thật dễ dàng

Biển xanh ... cát trắng

 

Cuộc đời của Albert Einstein
 
 
Trong thế kỷ 20, Thuyết Tương Đối của Albert Einstein đã làm thay đổi lớn khoa học của con người. Người ta chỉ gặp các cuộc Cách Mạng Tư Tưởng tương tự với Newton và Darwin trong các thế kỷ trước. Đại Văn Hào Bernard Shaw đã không nhầm lẫn khi gọi Albert Einstein là “VĨ NHÂN THỨ TÁM” của Thế Giới Khoa Học, sau Pythagoras, Aristotle, Ptolemy, Copernicus, Galileo, Kepler và Newton. Hãy cùng Departure tìm hiểu về cuộc đời của ông.
Có một nhà đại bác học được toàn thế giới ca ngợi về một phương trình lừng danh của Khoa Học, đó là phương trình cho biết năng lượng của vật chất: E=mc2. Trong hàng chục năm trời, E = mc2 vẫn chỉ là đề tài của các cuộc tranh luận về mặt lý thuyết, nhưng sự san bằng thành phố Hiroshima vào năm 1945 do quả bom nguyên tử đã chứng minh sự thật của phương trình đó.


Trước lời ca tụng, trước vinh quang rực rỡ, Albert Einstein, tác giả của phương trình lừng danh kể trên lại, giữ một bộ mặt thẹn thùng, xa lạ. Sự quảng cáo thanh danh đã quấy nhiễu ông suốt đời nhưng tất cả đều bị ông coi thường, lãnh đạm. Einstein chỉ khao khát độc nhất sự trầm lặng để có thể suy nghĩ và làm việc.


1- Thời niên thiếu.

Albert Einstein sinh ngày 14-3-1879 tại Ulm, miền Wurtemberg, nước Đức. Cái tỉnh nhỏ bé này không mang lại cho Albert một kỷ niệm nào cả vì năm sau, gia đình Einstein đã di chuyển tới Munich. Sống tại nơi đây được một năm, một người em gái của Einstein ra chào đời và từ đó không có thêm tiếng trẻ thơ nữa. Vốn dòng dõi Do Thái nhưng gia đình Einstein lại sinh sống như người Đức vì tổ tiên của họ đã sinh cơ lập nghiệp tại nước Đức lâu đời. Các phong tục Do Thái cũ đều còn lại rất ít, trong khi tôn giáo bao giờ cũng là thứ mà họ giữ gìn. Vào các ngày lễ riêng của đạo Do Thái, nhóm dân này thường cử hành các buổi lễ theo nghi thức cổ truyền. Ngoài ra, cứ vào ngày thứ năm, gia đình Einstein thường mời một sinh viên Do Thái nghèo túng đến dùng cơm rồi cùng nhau nhắc nhở lại các điều răn trong Thánh Kinh.


Từ ngày lọt lòng mẹ, cậu Albert chẳng có gì khác hơn những đứa trẻ thông thường. Cậu chậm biết nói đến nỗi lên 3 tuổi mà còn bập bẹ tiếng một khiến cho cha mẹ tưởng cậu bị câm. Hai ba năm sau, Albert vẫn còn là đứa trẻ ít nói, nhút nhát, thường lánh xa mọi đứa trẻ cùng phố. Cậu ít bạn và không ưa thích đồ chơi. Đoàn lính bằng chì của cha tặng cho cũng không làm cậu vui thích, điều này quả là khác thường bởi vì xứ sở này phải gọi là quê hương của những đoàn quân thiện chiến, của các tướng lãnh lừng danh như Bismarck, như Von Moltke. Cách giải trí mà cậu ưa thích là hát khe khẽ các bài thánh ca khi dạo mát một mình ngoài cánh đồng.
 



Thời bấy giờ tại nước Đức, các trường tiểu học không phải do chính phủ mở ra mà được các giáo hội phụ trách. Tuy theo đạo Do Thái nhưng ông Hermann lại cho con theo học một trường tiểu học Thiên Chúa giáo, có lẽ ông muốn con mình về sau này sinh sống như một đứa trẻ Đức. Einstein đã theo dần các lớp tiểu học mà không hề cảm thấy mình là một đứa trẻ khác đạo. Tại trường học, Albert Einstein không tỏ ra xuất sắc. Bản tính nhút nhát và ưa tư lự của cậu khiến cho các bạn thường chế diễu cậu là người mơ mộng.


Năm lên 10 tuổi, Albert Einstein rời trường tiểu học vào Gymnasium tức là trường trung học Đức. Việc học của các thiếu niên Đức từ 10 tới 18 tuổi đều do Gymnasium quyết định và cho phép lên Đại Học hay bước sang các ngành kỹ thuật. Tại bậc trung học, học sinh phải học rất nhiều về tiếng La-Tinh và Hy Lạp. Kỷ luật nhà trường rất nghiêm khắc, các giáo sư thường độc đoán và xa cách học sinh. Sống tại một nơi có nhiều điều bó buộc như vậy, Albert Einstein cảm thấy khó chịu. Có lần cậu nói: “tại bậc tiểu học, các thầy giáo đối với tôi như các ông Thượng Sĩ, còn tại bậc trung học, giáo sư là các ông Thiếu Úy”. Sự so sánh này làm nhiều người liên tưởng tới đội quân của Vua Wilhelm II, với các ông Thượng Sĩ là những người thô tục và tàn bạo còn sĩ quan thường ưa thích uy quyền, lại tỏ ra bí mật và quan trọng.


Về Toán Học, không phải nhà trường cho cậu các khái niệm đầu tiên mà là gia đình và ông chú ruột đã chỉ dạy cho cậu rõ ràng hơn các giáo sư tại Gymnasium. Nhà trường đã dùng phương pháp cổ điển, cứng rắn và khó hiểu bao nhiêu thì tại nhà, chú của cậu lại làm cho cách giải các bài toán trở nên vui thích, dễ dàng, nhờ cách dùng các thí dụ đơn giản và các ý tưởng mới lạ. Do đó, cậu hơn hẳn các bạn về môn Toán. Vì được cha mẹ cho học đàn vĩ cầm từ khi lên 6 tuổi nên càng về sau, Einstein càng yêu thích âm nhạc và cảm thông được vẻ trong sáng và bay bướm trong các nhạc phẩm của Mozart. Năm 14 tuổi, Albert Einstein đã được dự vào các buổi trình diễn âm nhạc và nhờ vậy, cậu thấy mình còn kém về kỹ thuật vĩ cầm.


Đời sống tại nước Đức càng ngày càng khó khăn. Vào năm 1894, ông Hermann đành phải bán cửa hàng của mình rồi sang Milan, nước Ý, mở một cơ xưởng tương tự. Ông để con trai ở lại nước Đức theo nốt bậc trung học, vì chính nơi đây sẽ cho phép con ông bước lên bậc Đại Học. Vốn bản tính ưa thích Tự Do, Albert Einstein cảm thấy ngạt thở khi phải sống tại Gymnasium. Các bà mẹ Đức thường bế con đứng xem đoàn thanh niên trong bộ quân phục diễn qua, và ước mơ của các thiếu nhi Đức là một ngày kia, chúng sẽ được đi đứng hiên ngang như các bậc đàn anh của chúng. Trái với sở thích chung kể trên, Albert Einstein lại rất ghét Quân Đội, rất ghét Chiến Tranh. Về sau này, có lần Einstein đã nói: “Tôi hết sức khinh rẻ kẻ nào có thể vui sướng mà đi theo nhịp quân hành, nếu họ có một khối óc thì quả là nhầm lẫn rồi, một cái tủy xương sống là đủ cho họ”.


Vì sống trong cảnh cô đơn quá đau khổ nên nhiều lần Albert Einstein đã định bỏ trường học mà sang nước Ý sống với cha mẹ. Cuối cùng cậu tìm đến một y sĩ và xin giấy chứng nhận mình bị suy yếu thần kinh, cần phải tĩnh dưỡng tại nước Ý trong 6 tháng. Ông Hermann rất bực mình khi biết con bỏ dở việc học mà theo sang Milan. Albert lại cho cha biết ý định từ bỏ quốc tịch Đức bởi vì cậu đã chán ghét sự bó buộc của xứ sở đó. Nhưng cuộc sống tại Milan không phải dễ dàng. Ông Hermann cũng không quyết định cư ngụ tại nơi đây và việc xin cho Albert nhập quốc tịch Ý chưa chắc đã thành công trong một thời gian ngắn, như vậy Albert sẽ là một người không có tổ quốc. Ông Hermann khuyên con trai nên chờ đợi.


Tại Milan, nghề điện đã không giúp được cho gia đình Einstein sung túc. Ông Hermann phải bảo con trai đi kiếm một việc làm nuôi thân. Albert tính rằng để có thể tiếp tục sự học, điều hay nhất là cậu xin vào một trường nào cấp học bổng. Vì không tốt nghiệp từ Gymnasium, Albert không thể nào xin lên đại học được, vả lại cậu khá về toán học nên một trường kỹ thuật sẽ hợp với cậu hơn.


2- Lúc trưởng thành

Tại châu Âu vào thời kỳ đó, ngoài các trường kỹ thuật của nước Đức ra, Viện Công nghệ Liên Bang Thụy Sỹ (trường Bách Khoa) tại Zurich là nơi danh tiếng. Trường này là một trong hai viện công nghệ thuộc trực tiếp Liên Bang Thụy Sĩ, một nước có nền chính trị trung lập ở châu Âu. Vì vậy trong trường Bách Khoa, số sinh viên nước ngoài cũng khá đông. Muốn vào trường, sinh viên phải qua một kỳ thi tuyển. Einstein cũng nộp đơn dự thi nhưng chàng bị rớt: chàng thiếu điểm về môn sinh ngữ và vạn vật, tuy rằng bài thi toán của chàng thừa điểm.


Sau khi thi rớt, Einstein bắt đầu lo ngại. Cái viễn ảnh đen tối hiện lên trong trí óc chàng. Cuộc mưu sinh của cha chàng tại nước Ý cũng gặp nhiều trắc trở. Einstein tự trách đã nông nổi bỏ sang nước Ý và hối tiếc sự học tại Gymnasium khi trước, tuy bó buộc thực nhưng đủ bảo đảm cho tương lai. Nhưng may mắn cho Albert, bài làm xuất sắc về Toán của chàng đã khiến cho viên giám đốc trường Bách Khoa chú ý. Ông ta khuyên chàng nên theo học tại một trường khá nổi danh thuộc tỉnh Aarau.


Khi tới Aarau, Einstein đã ngạc nhiên hết sức: tất cả các điều ước đoán của chàng khi trước đều sai hết. Nơi đây không có điều gì giống Gymnasium của nước Đức. Tinh thần của thầy trò nơi đây khác hẳn: kỷ luật sắt không có, giáo sư cố công hướng dẫn học sinh biết cách suy nghĩ và tự làm việc. Các bậc thầy đều là những người cởi mở, luôn luôn tiếp xúc với học sinh, bàn bạc cùng cho họ những lới khuyên bảo chân thành. Tinh thần học hành tại nơi đây đã theo đường lối dân chủ thì phương pháp học tập cũng được canh tân theo đà tiến bộ. Còn các môn học khác cũng được giảng dạy bằng cách căn cứ vào các dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.


Sau một năm theo học tại Aarau, Einstein tốt nghiệp trung học và được nhận vào trường Bách Khoa Zurich mà không phải qua một kỳ thi nào khác. Tại nước Ý, cơ xưởng của ông Hermann chỉ mang lại một nguồn lợi nhỏ nên Albert Einstein sống nhờ vào tiền trợ cấp của một người trong họ. Hàng tháng chàng nhận được 100 quan Thụy Sĩ. Tuy món tiền này quá nhỏ nhưng Einstein phải để dành 20 quan, hy vọng sau này sau khi tốt nghiệp, chàng có đủ tiền xin được quốc tịch Thụy Sĩ. Vì cách tiết kiệm này, chàng phải chịu cảnh thiếu thốn và không hề biết tới sự xa hoa.


Vào năm 1901, Albert Einstein tốt nghiệp trường Bách Khoa và cũng trở nên công dân Thụy Sĩ. Đối với những sinh viên mới ra trường và có năng khiếu về Khoa Học thì ước mơ của họ là làm thế nào có thể xin được một chân giúp việc cho một giáo sư đại học nhiều kinh nghiệm rồi nhờ vậy có thể học hỏi thêm những phương pháp khảo cứu khoa học của ông ta. Einstein cũng mong ước như thế nhưng các đơn xin đều bị khước từ. Không xin được việc tại trường đại học, Einstein quay sang việc nạp đơn vào một trường trung học, nhưng mặc dù có nhiều thư giới thiệu nồng nàn, mặc dù xuất thân từ trường Bách Khoa và có quốc tịch Thụy Sĩ, Einstein vẫn không xin được việc làm.


Chờ mãi thì phải có việc: một người bạn của Einstein giới thiệu chàng với ông Haller, giám đốc Phòng Văn Bằng ở Berne. Văn Phòng này đang thiếu một người thạo về các phát minh khoa học trong khi Einstein lại chưa có một kinh nghiệm gì về kỹ thuật cả. Nhưng sau một thời gian thử việc, Einstein được chấp nhận. Bổn phận của chàng là phải xem xét các bằng sáng chế: công việc này không phải là dễ vì các nhà phát minh thường là các tài tử, không biết diễn tả những điều khám phá theo thứ tự, rõ ràng.


Nhờ làm việc tại Phòng Văn Bằng, Einstein được lãnh lương 3 ngàn quan. Cuộc sống tương đối dễ chịu khiến chàng nghĩ đến việc hôn nhân. Einstein cưới cô bạn gái cũ là Mileva Maritsch tuy nàng hơn chàng vài tuổi. Mileva là người có tư tưởng hơi tiến bộ lại không biết cách sống hòa mình với các người chung quanh, vì vậy gia đình Einstein không được hạnh phúc lắm. Ít lâu sau, hai người con trai ra đời, đứa con cả cũng mang tên Albert như cha. Einstein đã tìm được hạnh phúc bên hai đứa con kháu khỉnh.


3- Thời kỳ khảo cứu Khoa Học

Sau nhiều tháng sống tại Berne, Albert Einstein thấy rằng các công việc tại Phòng Văn Bằng càng ngày càng trở nên dễ dàng hơn, vì vậy ông có đủ thời giờ để tâm tới môn Vật Lý và Toán Học. Ngoài ra, Einstein còn để tâm đến Triết Học. Vài triết gia đã giúp ông học được các nguyên tắc đại cương của phương pháp luận lý. Chính phương pháp này cho phép các nhà bác học diễn tả những điều nhận xét trực tiếp thành các định luật rõ ràng. David Hume, Ernest Mach, Henri Poincaré và Emmanuel Kant thuộc vào hạng các triết gia kể trên.
Suốt trong 5 năm trường, từ 1901 tới 1905, các cố gắng tư tưởng của Einstein đã mang lại kết quả: ông đã nghiên cứu và lập ra định luật liên kết thời gian và không gian. Vào một buổi sáng tháng 6 năm 1905, viên chủ nhiệm tạp chí Annalen der Physik tại Munich tiếp một thanh niên tóc đen không chải, quần áo cũ kỹ. Thanh niên đó đưa viên chủ nhiệm một cuộn giấy 30 trang và yêu cầu đăng trên tạp chí khoa học.
 

Albert Einstein đã trình bày “Thuyết Tương Đối” của mình trên tờ báo vật lý Annalen der Physik. Ông đã đề cập đến sự tương quan của năng lượng và khối lượng bằng một phương trình lừng danh nhất của Khoa Học: E = MC2. Nói một cách đại cương, phương trình trên có nghĩa là năng lượng của vật chất thì bằng khối lượng nhân với bình phương tốc độ của ánh sáng. Theo lý thuyết này, nếu người ta biết một phương pháp kỹ thuật, thì với một cân than gỗ, hay một cân đá sỏi, hay một cân mỡ heo, người ta có thể rút ra một năng lượng tương đương với 25 triệu triệu (trillions) kilôwatt-giờ điện lực, nghĩa là số điện lực sản xuất thời bấy giờ của tất cả các nhà máy phát điện tại Hoa Kỳ chạy suốt trong một tháng mà không nghỉ.


Sau khi bài khảo cứu của Albert Einstein được phổ biến tại châu Âu, thì Henri Poincaré ở Pháp, Hendrik Lorentz ở Hòa Lan, Max Planck ở Đức, cùng tất cả các đầu óc khoa học vĩ đại thời bấy giờ đều sửng sốt và đã viết thư hỏi tòa báo : - “Ai đã viết bài báo đó ? Có phải là một giáo sư đại học không? ". Tòa báo đã trả lời : - “Một thanh niên Do Thái, quốc tịch Đức, 26 tuổi, giúp việc tại Phòng Văn Bằng tại Berne”.


Bài khảo cứu của Einstein đã làm cho nhiều người thắc mắc, nghi ngờ. Vào thời kỳ đó, ít người đo lường nổi sự quan trọng lớn lao của học thuyết Einstein nhưng dù sao, lý thuyết đó đã cách mạng hóa quan niệm của con người về Vũ Trụ. Thật là kỳ lạ khi công trình khảo cứu có giá trị lớn lao đó lại do một nhân viên xoàng của Phòng Văn Bằng phổ biến. Người ta vội mời ông giảng dạy tại trường Đại Học Zurich. Mọi người đều biết rằng tại các trường Đại Học, trước khi trở thành một giáo sư thực thụ, ai cũng phải trải qua thời kỳ của một giảng sư. Einstein nhận giữ chân này theo lời khuyên của Giáo Sư Kleiner.


Chân Giáo Sư môn Vật Lý Lý Thuyết tại trường Đại Học Zurich bị trống. Vì vấn đề chính trị, hội đồng quản trị đại học mời Friedrich Adler, giảng sư, lên phụ trách, nhưng Adler đã từ chối và nói: - “Nếu có thể có một người như Einstein vào Đại Học của chúng ta thì việc gọi đến tôi thật là vô lý. Tôi thú nhận rằng trình độ hiểu biết của tôi không thấm vào đâu với Einstein. Chúng ta không nên vì vấn đề chính trị mà không mời một người có thể làm cho mức hiểu biết tại bậc đại học được cao hơn". Vì vậy vào năm 1909, Einstein được bổ nhiệm làm “Giáo Sư Đặc Cách” của trường Đại Học Zurich.


Tuy bước lên một địa vị cao hơn trong xã hội, nhưng lúc nào Einstein cũng thản nhiên, bình dị. Cuộc sống mới này tuy khá hơn trước về mặt tài chính, nhưng bà vợ ông vẫn phải chứa trọ các sinh viên để kiếm thêm tiền. Trước tình trạng vật chất còn eo hẹp đó, Einstein đã có lần nói đùa như sau: “Trong Thuyết Tương Đối của tôi, tôi đã đặt rất nhiều đồng hồ tại khắp nơi trong Vũ Trụ nhưng thực ra, tôi thấy không có đủ tiền mua nổi một chiếc để đặt ngay trong phòng của chính mình”.


Năm 1910, Đại Học Đường thuộc Đức tại Prague, Tiệp Khắc, thiếu một chân giáo sư vật lý lý thuyết. Đây là trường đại học cổ nhất của miền Trung Âu. Trong hậu bán thế kỷ 19, các giáo sư Tiệp và Đức cùng nhau giảng dạy, nhưng rồi cuộc tranh chấp chính trị đã khiến cho nhà cầm quyền quyết định rằng từ năm 1888, trường đại học này được phân ra làm hai, một đại học Đức, một đại học Tiệp. Sự phân chia đó đã làm cho các giáo sư và sinh viên của hai đại học đường không liên lạc gì với nhau và còn hiềm khích nhau nữa.


Theo nguyên tắc, trường đại học đề nghị các giáo sư vào các ghế trống, còn ông Bộ Trưởng Giáo Dục chỉ định vị được tuyển dụng nhưng thực ra vào thời kỳ đó, quyền chọn lựa thuộc về nhà vật lý học Anton Lampa, một người đã có công trong việc canh tân phương pháp giáo dục. Lúc bấy giờ có 2 người đủ khả năng: Gustave Jaumann, giáo sư thuộc Viện Kỹ Thuật Brno và Albert Einstein là người thứ hai. Theo quy luật, thứ tự các người được chọn lựa phải căn cứ vào công cuộc khảo cứu khoa học của họ, và vì lý thuyết của Einstein được nhiều người biết tới, Einstein được xếp lên trên Jaumann. Nhưng cuối cùng, ông Bộ Trưởng Giáo Dục lại trao chức vụ cho Jaumann, vì ông ta không muốn bổ nhiệm một người ngoại quốc. Jaumann từ chối. Chức vụ về tay Einstein.


Phải rời bỏ Zurich để đến một nơi xa lạ là một điều gia đình Einstein không muốn, ông do dự nhưng cuối cùng nhận lời. Sống tại Prague, Einstein thường gặp gỡ Ernest Mach, Viện Trưởng Đại Học và cũng là một nhân vật nổi danh về một ngành Triết Học. Trong thời gian giảng dạy tại Prague, ngoài việc xây dựng lý thuyết về trọng lực, Einstein còn để tâm tới lý thuyết về Quanta ánh sáng của Max Planck. Thuyết ánh sáng truyền theo làn sóng của Augustin Fresnel và thuyết Điện Từ của James Maxwell đã không thể cắt nghĩa được hiện tượng Quang Điện (photoelectric effect). Einstein liền dùng công cuộc khảo cứu của Planck vào các điều suy đoán của mình.


Vào năm 1911, một hội nghị khoa học nhỏ được tổ chức tại Bruxelles, nước Bỉ. Người đứng ra tổ chức là nhà triệu phú Ernest Solvay. Ông này là một kỹ nghệ gia về Hóa Chất và đã thành công lớn. Tuy giàu có nhưng Solvay vẫn yêu thích Khoa Học và có khảo cứu về Vật Lý. Trong số các bạn, nhà triệu phú Solvay thường giao du với Walther Nernst, một nhà hóa học danh tiếng. Walter Nernst nghĩ đến ý thích của Solvay và đến ích lợi của Khoa Học, nên đề nghị với nhà triệu phú chịu phí tổn cho một hội nghị gồm các nhà bác học danh tiếng của châu Âu và nhân dip này, Solvay có thể trình bày lý thuyết của mình. Ernest Solvay ưng thuận. Hội nghị được tổ chức. Sir Ernest Rutherford đại diện cho Anh Quốc, Henri Poincaré và Paul Langevin thay mặt cho Pháp Quốc, Max Planck và Walther Nernst đại diện cho Đức Quốc, H.A. Lorentz là đại biểu của Hòa Lan, xứ Ba Lan được thay mặt bởi bà Marie Curie khi đó đang làm việc tại Paris, còn Albert Einstein đại diện cho Áo Quốc cùng với Franz Hasenohrl.


Hội nghị lấy tên là Solvay và diễn ra trong vòng thân mật. Trong cuộc bàn cãi, mọi người đều kinh ngạc về những ý tưởng mới lạ của Einstein. Sau hội nghị, Solvay nhận rõ chân giá trị của buổi gặp gỡ nên về sau, ông ta thường tổ chức các buổi họp khác mà vai chính là Einstein.


Năm 1912, sau một thời gian sống tại Prague, Einstein lại được giấy mời giữ chân giáo sư môn vật lý lý thuyết tại trường Bách Khoa Zurich. Trường này thuộc quyền của Liên Bang Thụy Sĩ nên rất lớn, và những kỷ niệm của tuổi trưởng thành làm cho Einstein cũng muốn quay về nơi chốn cũ. Hơn nữa, bà Mileva vợ ông, lại cảm thấy khó chịu khi sống tại Prague và mong muốn trở lại Zurich, tổ quốc nhỏ bé của bà. Vì vậy Einstein cùng gia đình rời Prague.


Tới cuối năm 1912, Albert Einstein trở thành Giáo Sư Thực Thụ của trường Bách Khoa Zurich và mang lại danh tiếng cho đại học này. Einstein làm việc không ngừng. Các lý thuyết mới về Toán của các nhà toán học Ý Đại Lợi Ricci và Levi-Civita đã làm cho Einstein chú ý đến. Ông cùng với Marcel Grossmann, một người bạn cũ, khảo cứu các phương pháp toán học mới ngõ hầu có thể dùng cho lý thuyết về Trọng Lực.


Người ta đang tìm kiếm các nhà bác học lỗi lạc và sự chọn lựa được căn cứ theo giá trị khoa học của từng người. Vào thời kỳ đó, Max Planck và Walther Nernst là hai nhân vật dẫn đầu về Khoa Học của nước Đức. Hai ông này khuyên vị Giám Đốc Viện Wilhelm, ông Adolphe von Harnack, gửi giấy mời Albert Einstein, một ngôi sao sáng đang lên của nền trời Vật Lý Mới. Einstein cũng được Planck và Nernst khuyên nhủ nên nhận lời để sau này có thể trở nên nhân viên của Hàn Lâm Viện Hoàng Gia Phổ, một danh dự mà các giáo sư Đại Học Đường Berlin đều ao ước. Einstein được mời vào Viện Hoàng Đế Wilhelm thực.


Công việc của Einstein trong Viện sẽ là nghiên cứu theo ý riêng của mình. Ông lại được mời làm Giáo Sư Đại Học Đường Berlin, tại nơi này công việc giảng dạy nhiều hay ít tùy ý. Việc quản trị đại học đường cùng với việc trông coi các kỳ thi, ông sẽ không phải để tâm tới. Einstein được hoàn toàn tự do khảo cứu.


Riêng đối với Einstein, ông cũng phân vân trước việc trở lại Berlin. Cái xã hội đó không hợp với thâm tâm của ông thực, nhưng địa vị cao sang sẽ giúp cho cuộc sống hàng ngày của ông dễ chịu hơn. Nhà bác học bị giằng co giữa hai ý tưởng: quan niệm sống cho Khoa Học, cho bản thân và ý tưởng về một chủ nghĩa xã hội hợp đạo lý. Ngoài ra tại Berlin, Einstein còn có cô em họ, cô Elsa. Ông có gặp cô này vài lần và thấy có cảm tình với nàng. Cuộc ly dị cách đây vài năm với cô Mileva vì bất đồng ý kiến, đã khiến Einstein nghĩ tới việc lập lại một gia đình mới. Chính điều này cũng góp đôi phần vào quyết định của Einstein trở lại thành phố Berlin. Einstein từ bỏ Zurich vào cuối năm 1913.


Đúng vào năm 34 tuổi, Albert Einstein là nhân viên của Viện Hàn Lâm Berlin và tượng trưng cho một thanh niên sống giữa các đồng viện hầu hết đều cao tuổi hơn, đều là những bậc lão thành trong cuộc sống đại học. Những vị này thường tự cho là quan trọng, trong khi cách cư xử của Einstein lại dễ dàng, bình dị. Tại Berlin, vài vật lý gia thường họp với nhau để bàn luận các vấn đề Khoa Học. Trong các buổi thảo luận đó, ngoài Einstein, Planck và Nernst ra, người ta còn thấy Max Von Laue, Jacques Franck, Gustave Hertz, cô Lise Meitner và sau này có Erwin Schrödinger, người đã có công về Thuyết Lượng Tử (theorie quantique).

(còn tiếp)
Trích đăng từ chungta.com

 
Today, there have been 23 visitors (119 hits) on this page!
Đến với thành phố biển Vũng Tàu This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free