Chào mừng các bạn
»»-((¯`·(¯`vŽ¯)--»*** MasterSpy *** «--(¯`vŽ¯)·`¯))-«« - Lịch sử Việt Nam
ღLONELYღ
  Home
  => Cách tạo một trang web cho riêng mình !
  => Một số địa chỉ trang web hay dành cho bạn, ....cho tôi !
  => 5 bước cơ bản để diệt tận gốc Spyware
  => 10 điều “lính mới” nên biết
  => 10 bước để lập kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai của bạn
  => 15 LỜI KHUYÊN HỌC TIẾNG ANH
  => 21 kho lưu dữ liệu miễn phí trên Internet
  => PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ LOGIC VỊ TỪ
  => 50 cuốn sách văn học cần đọc
  => Những bài học từ Adam Khoo
  => Dùng Admodify.net để quản trị và phục hồi Exchange 2003
  => Cuộc đời của Albert Einstein
  => Cảnh giác với hacker và keylogger!
  => Phần mềm miễn phí giúp bảo vệ computer khi online
  => Học thi - cần ăn uống hợp lý
  => Hacker “oánh” mỗi PC chỉ mất 39 giây
  => Xác định nguyên nhân máy tính tự khởi động !
  => Diệt virus Autorun
  => Bấm dây mạng !
  => Bảo vệ mắt khi sử dụng máy tính !
  => Blog ra đời như thế nào?
  => Bài tập Pascal kiểu bản ghi !
  => Hướng dẫn ôn tập lập trình Pascal căn bản !
  => Cách Diệt Virus
  => Cách gỡ bỏ thủ công Symantec Antivirus an toàn (Phần I)
  => Tổng hợp các lệnh ngoài DOS
  => Cài HIREN BOOTCD vào ổ cứng để cứu hộ
  => Cài windows media player 11 ( không cần active window)
  => Cấu hình mạng ADSL cho người dùng tại nhà
  => Thiết Lập Sevice trong windows XP (giúp máy chạy nhanh hơn)
  => Giới Thiệu Centos
  => Chẩn đoán lỗi của màn hình !
  => Chọn DNS truy cập mạng !
  => Kinh nghiệm phòng chống virus, spyware
  => Trắc nghiệm nghiệp vụ kế toán bằng tiếng Anh !
  => Hướng dẫn chụp hình bằng webcam
  => Tổng Hợp Code Dùng Trong Việc Tạo BLOG
  => Công dụng của các dịch vụ trong Windows
  => Sử dụng Popcap game mãi mãi !
  => Cử nhân CNTT không làm CNTT
  => Tìm hiểu DNS.Các bước thiết lập khi mới đăng ký tên miền
  => Làm DNS server online
  => Nội dung định nghĩa về vật chất của Lê Nin
  => Đọc và ... suy nghĩ !
  => Đôi điều về bảo mật hệ thống mạng trong công ty!
  => Khắc phục lỗi 999 Error của Yahoo
  => Chuyển dữ liệu của ổ C từ FAT32 thành NTFS
  => Gỡ password CMOS bằng cách nào?
  => Phần I: Cơ bản về lỗi "màn hình xanh" trong Windows
  => Tổng quan về Group Policy - từ đơn giản đến phức tạp !
  => Gửi nhiều file qua Yahoo Mail
  => Từ XP cài Hacao Linux 2.16 Pro (file ISO) vào đĩa cứng (LiveCD)
  => Chịu thuế và không chịu thuế
  => Hội thảo qua mạng với NetMeeting
  => HOST Free
  => Hướng dẫn download trên megaupload
  => KGB nén File từ 450MB còn 1.43MB rất tiện chia sẻ file trên mạng
  => Khắc phục rớt mạng liên tục
  => Kiến trúc Oracle
  => Thành công trên giảng đường đại học
  => Kỹ thuật Photoshop cơ bản !
  => Kinh nghiệm học tiếng ANH
  => KInh nghiệm học TOÁN CAO CẤP
  => Đôi điều về quá trình làm luận văn (Phần 2)
  => Làm theme cho Blog 360
  => Chia sẻ những điều học được từ cách làm việc theo nhóm
  => Vạch kế hoạch cho tương lai
  => Các Lệnh Cơ Bản trong LINUX
  => Lịch sử các nước ĐẾ QUỐC
  => Lịch sử Việt Nam
  => Links những trang web hay
  => Tạo mail server online bằng IP Động
  => Tự làm giao diện cho Yahoo Mash!
  => Mấy điểm cần tránh
  => Hỏi về IPHONE
  => Máy tính không khởi động từ ổ đĩa cứng!...?
  => MIÊU TẢ SẢN PHẨM MÁY IN hp1320
  => Phá Deep Freeze - Cướp lấy password!!!
  => Những "tuyệt chiêu" chọn mua laptop cũ
  => NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA BÁO CHÍ
  => Tìm hiểu nhân của hệ điều hành Linux
  => Sửa lỗi NTLDR is missing
  => Ổ cứng chóng hỏng vì... điều hòa nhiệt độ
  => Những phím tắt thông dụng trong Photoshop 7.0
  => Phím tắt trong WORDS
  => Bí mật của PHỤ NỮ
  => Hướng dẫn post hình lên mạng, và 1 số website để upload hình
  => Chương trình quản lý số điện thoại !
  => Quản lý các mạng Windows dùng script - Phần 2: Hoàn chỉnh script -
  => Cấu hình cho máy in N2500
  => Xóa nick của mình trong Friend List của người khác
  => Rollback Rx Pro:
  => User và pass của một số router
  => Giải pháp sao lưu trực tuyến miễn phí (Phần cuối)
  => Vài điều về Scanner
  => Chọn hệ điều hành của bạn
  => Làm server online tận dụng đường truyền ADSL
  => Thuật toán - Cấu trúc dữ liệu
  => So sánh Oracle và SQL Server ?
  => Cấu hình các công nghệ bảo vệ mạng Windows XP SP2 trên một máy tính
  => Tổng quan về tiết kiệm điện khi sử dụng máy tính !
  => Phần IV: Xử lý sự cố phần cứng
  => CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE PHỤ NỮ
  => Sử dụng phím tắt với Internet Explorer 7
  => SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT
  => Nguồn gốc máng cỏ giáng sinh
  => Sưu tầm câu đố !
  => SVCHOST
  => Phòng chống virus cho mạng máy tính doanh nghiệp: kinh nghiệm thực tế
  => Các lệnh căn bản trong ngôn ngữ html
  => Sức mạnh của card đồ họa !
  => Cách tải Nhạc nét
  => Triết học và tâm sự của các nhà giáo
  => Phát triển chiều cao
  => Tăng tốc toàn bộ máy tính bằng tay
  => Tăng tốc WinXP
  => Chống mất cắp cho laptop với Laptop Alarm
  => Tạo file ghost!
  => Tạo một CSS layout từ một bản thiết kế (Phần 1 đến 8)
  => Tạo nick ảo trong Yahoo Messenger
  => Tết Đoan Ngọ bắt đầu từ giữa trưa
  => Thói quen tốt: Nghĩ vậy mà không phải vậy
  => Thomas Edison & những phát minh vĩ đại -
  => Windows Vista: các thủ thuật nhỏ khi sử dụng
  => Thủ thuật Blog 360
  => Thủ thuật Internet Explorer 7
  => Thủ thuật tăng tốc cho Windows
  => Thủ thuật Visual basic
  => Thủ thuật Yahoo! Messenger
  => Yahoo Messenger
  => Khám phá mạng xã hội Yahoo! Mash
  => Mẹo tìm kiếm
  => Tìm kiếm trong Excel
  => Tóc hợp khuôn mặt
  => Tokyo - Một chuyến đi
  => Mười quy luật then chốt về Bảo mật
  => Tổng hợp tất cả các kỹ thuật vượt tường lửa
  => Trang trí USB
  => Thuật toán - Cấu trúc dữ liệu CRC (Cyclic Redundancy Check)
  => Các Tuyệt kỹ khiến phái nữ phải ngã lòng
  => CÁCH UP ẢNH QUA HOST TẠI DIỄN ĐÀN
  => Quản lý danh sách bạn chat trong Yahoo! Messenger
  => Error Doctor 2007
  => TuneUp Utilities® 2007
  => Bộ gõ tiếng Việt: Unikey
  => Hướng dẫn viết bài
  => Tường lửa mới trong Windows Vista và Windows Server Longhorn
  => Web 2.0 không chỉ là công nghệ
  => Các website hữu ích về du học bậc sau đại học tại Hoa Kỳ
  => Wi-fi và an toàn thông tin
  => Thuật toán - Cấu trúc dữ liệu So khớp chuỗi với các ký tự wildcard
  => Xóa địa chỉ và homepage
  => USB không cho ghi
  => Yêu cầu của Quản trị mạng
  => Cách Add Feed trong Blog 360
  => Cách tạo theme trong suốt
  => Đề cương KT-Chính Trị
  Contact
  Guestbook
  Story
  Kiếm tiền thật dễ dàng

Biển xanh ... cát trắng

 

 

Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Việt Nam được nhiều nhà sử học ghi nhận là có bề dày khoảng 3000 đến 4000 năm hoặc nhiều hơn thế[1].
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài người đã từng sống tại Việt Nam từ thời kỳ Đồ đá cũ. Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn tại vùng này đã phát triển về chăn nuôi và nông nghiệp, đặc biệt là nghệ thuật trồng lúa nước.
Những người Việt tiền sử trên vùng châu thổ sông Hồng-Văn minh sông Hồngsông Mã này đã khai hóa đất để trồng trọt, tạo ra một hệ thống đê điều để chế ngự nước lụt của các sông, đào kênh để phục vụ cho việc trồng lúa và đã tạo nên nền văn minh lúa nướcvăn hoá làng xã.
Tiền sử
Khu vực nay là Việt Nam đã có người ở từ thời kỳ Đồ đá cũ. Các nhà khảo cổ đã tìm ra các nơi cư ngụ tại Thanh Hóa vài nghìn năm trước. Các nhà khảo cổ đã liên kết sự khởi đầu của nền văn minh người Việt ở cuối thời kỳ Đồ đá mới và đầu thời kỳ đồ đồng. Nền văn hóa Phùng Nguyên, nằm xung quanh tỉnh Vĩnh PhúcPhú Thọ ngày nay, xuất hiện từ năm 2000 TCN đến năm 1400 TCN. Đến khoảng 1200 TCN, sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng. Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông Sơn cho thấy sự ảnh hưởng lên Đông Nam Á và cũng minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây. Nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Nền văn hóa Đông Sơn có điểm giống nhau với những nền văn hóa được khai quật khác tại Đông Nam Á, ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầunhuộm răng đen.
Thời Hồng Bàng
Theo một số nguồn tin không có căn cứ chắc chắn, Việt Nam đầu tiên ở miền Lĩnh Nam, bao gồm một vùng rộng lớn phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh của Trung Quốc ngày nay (Động Đình Hồ, Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải) và vùng lưu vực sông Hồng (ngày nay là trung tâm miền Bắc Việt Nam). Theo tục truyền, các đời Hùng Vương trị vì nước Văn Lang của người Lạc (tên này được ghi trong sử sách người Trung Quốc, được cho là tên gọi đầu tiên của người Việt). Trong thế kỷ thứ 3 TCN, An Dương Vương từ nước Thục cướp ngôi vua Hùng Vương thứ 18 lập nên nước Âu Lạc, đóng đô tại Cổ Loa, ngày nay là quận ngoại thành Hà Nội. Năm 208 TCN tướng nhà TầnTriệu Đà xâm chiếm nước Âu Lạc, lập nên Nam Việt.
Thời Bắc thuộc
Nam Việt
Khi nhà Hán lên ngôi, Triệu Đà không phục và thống nhất các khu vực ông quản lý ở miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam ngày nay và tạo ra một vương quốc tên là Nam Việt (南越). Chữ "Việt" (越 Yue) là tên được người Trung Quốc đặt cho những người sống ở vùng đất phía nam của đế quốc nhà Hán, kể cả thổ dân đồng bằng sông Hồng. Triệu Đà chia vương quốc Nam Việt thành 9 quận quân sự, ba quận phía nam - Giao Chỉ, Cửu ChânNhật Nam - là phần miền Bắc Việt Nam ngày nay. Các Lạc hầu vẫn cai quản vùng châu thổ sông Hồng, nhưng với địa vị chư hầu cho Nam Việt.
Nhà Hán
Năm 111 TCN, quân của Hán Vũ Đế xâm lược nước Nam Việt và sáp nhập Nam Việt vào đế chế Hán, mở đầu thời kỳ Bắc thuộc. Người Trung Quốc muốn cai quản miền châu thổ sông Hồng để có điểm dừng cho tàu bè đang buôn bán với Ấn ĐộIndonesia. Trong thế kỷ thứ nhất, các tướng Lạc vẫn còn được giữ chức. Trong thế kỷ thứ 1, Trung Quốc bắt đầu chính sách đồng hóa các lãnh thổ bằng cách tăng thuế và cải tổ luật hôn nhân để biến Việt Nam thành một xã hội phụ hệ để dễ tiếp thu quyền lực chính trị hơn. Một cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã nổ ra ở quận Giao Chỉ, tiếp theo sau đó là các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và các địa phương khác của vùng Lĩnh Nam (mà theo cổ sử Việt ghi nhận là có tất cả 65 thành trì) hưởng ứng trong năm 40. Sau đó nhà Hán phái tướng Mã Viện sang đàn áp cuộc khởi nghĩa này. Sau ba năm giành độc lập, cuộc khởi nghĩa bị tướng Mã Viện đàn áp. Do bị cô lập và quân đội chưa tổ chức hoàn thiện nên không đủ sức chống cự lại quân do Mã Viện chỉ huy, Hai Bà Trưng đã tuẫn tiết trên dòng sông Hát để giữ vẹn khí tiết. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được coi là sự kiện đấu tranh giành lại quyền độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Sau nhà Hán
Tiếp theo sau nhà Hán, các triều đại phong kiến Trung Quốc khác thay nhau đô hộ Việt Nam. Các triều đại này cố gắng đồng hóa dân tộc Việt Nam theo tộc Hán. Tuy nhiên, sau 1000 năm Bắc thuộc, người Việt giành được độc lập vào năm 938.
Trong hơn 1.000 năm bị Trung Hoa cai trị, người Việt chịu ảnh hưởng bởi thể chế chính trị, xã hội và văn hóa của các chế độ phương Bắc.
Người Việt cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đang phát triển ở Đông Á. Mặc dù lúc đó Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáoPhật giáo Nguyên thủy. Phật giáo Đại thừa được hòa trộn với Nho giáo, Lão giáo và thêm vào đó là các tín ngưỡng dân gian địa phương.
Thời phong kiến độc lập
Năm 938, Việt Nam giành được độc lập. Năm 968, đổi tên nước là Đại Cồ Việt, sau đó đổi tên thành Đại Việt. Đại Việt trải qua nhiều chế độ phong kiến: nhà Lý (thế kỷ 1112), nhà Trần (thế kỷ 1314), nhà Hồ (thế kỷ 14), nhà Hậu Lê (thế kỷ 15, 1617).
Trong thời kỳ này các vương triều Trung Hoa mang quân sang xâm lược, nhưng đều bị Việt Nam đẩy lui: Lý Thường KiệtLê Hoàn đẩy lui 2 lần quân Tống xâm lược (thế kỷ 11), nhà Trần đánh đuổi quân nhà Nguyên ba lần (thế kỷ 13). Đến năm 1407 nhà Minh xâm chiếm được Việt Nam và cai trị trong 20 năm, nhưng cũng bị Lê Lợi đánh đuổi để thành lập nhà Hậu Lê. Tuy nhiên, sang đến thế kỷ 17 và 18, phong kiến Việt Nam bắt đầu suy yếu.
Lịch sử Việt Nam, từ khi độc lập vào thế kỷ 10, mang dấu ấn của hai khuynh hướng chính. Dấu ấn đầu là sự phát triển nhà nước Nho giáo theo mô hình kiểu Trung Hoa. Sang đến thế kỷ 15 thì Việt Nam có một cơ cấu chính quyền tương tự nước láng giềng Trung Hoa; luật pháp, cơ cấu hành chính, văn chươngnghệ thuật đều theo kiểu Trung Hoa. Dấu ấn thứ hai là sự bành trướng xuống phương nam. Với một quân đội có tổ chức hơn, cuộc Nam tiến nhằm tìm đất nông nghiệp để cung cấp lương thực cho sự gia tăng dân số của Việt Nam. Giữa thế kỷ 11thế kỷ 17, Việt Nam đã tiêu diệt vương quốc Champa (ngày nay là miền Trung Việt Nam). Sau đó, xâm chiếm đồng bằng sông Cửu Long của người Khmer và, đến thế kỷ 19, cạnh tranh với Thái LanCampuchia. Nhưng đến năm 1863 thì Pháp lại trở thành người thật sự chiến thắng ở đây.
Vào thế kỷ 16, Việt Nam có nội chiến và đến thế kỷ 17 thì bị chia đôi: chúa Trịnh ở miền Bắc và chúa Nguyễn ở miền Nam. Lấy ranh giới là sông Gianh thuộc châu Bố Chính, nay là Quảng Bình. Biên giới chia đôi này không xa mấy với biên giới phi quân sự trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam (1954-1975). Trong hai thế kỷ 17 và 18, các chúa Nguyễn ở miền Nam tiếp tục mở rộng đất nước về phương Nam.
Sự khác biệt về văn hóa giữa hai miền có lẽ bắt nguồn từ cuộc Nam tiến này. Văn hóa Nho giáo trong chính quyền miền Nam không phát triển nhiều, do họ chịu ảnh hưởng phần nào của văn hóa Champa, KhmerThượng. Ngày nay, người miền Bắc tiết kiệm, bảo vệ nhóm, giỏi ứng xử và có tài vận dụng trí óc; người miền Nam thoải mái trong đời sống, trong suy nghĩ và thẳng thắn. Tổ chức hành chính cũng khác biệt. Cách tổ chức chính quyền tỉ mỉ ở miền Bắc đã được đơn giản hóa ở miền Nam.
Ách cai trị của họ Trịnh ở miền Bắc và của họ Nguyễn ở miền Nam, cũng như nội chiến liên miên đã làm cho đời sống người dân thêm cùng quẫn. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra, song phần lớn chịu thất bại. Tới phong trào nổi dậy của Tây Sơn bùng nổ năm 1771 là một cuộc "cách mạng nhân dân" rộng lớn đã thủ tiêu hai chế độ cai trị của hai họ Nguyễn, Trịnh, chấm dứt việc chia đôi đất nước, cũng như bãi bỏ nhà Hậu Lê vốn chỉ còn trên danh nghĩa. Nguyễn Huệ (Tây Sơn) đã trở thành vua Quang Trung nổi tiếng đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh vào tết Kỷ Dậu 1789.
Cuộc nổi dậy cũng đẩy lùi cuộc xâm chiếm của người Hoa, và thay đổi thương gia người Hoa ở Việt Nam. Họ chỉ thực sự bị lúng túng khi điều hành chính quyền thực tế. Một người thuộc dòng dõi chúa Nguyễn ở miền Nam là Nguyễn Phúc Ánh, với sự hậu thuẫn của Pháp, đã đánh bại được nhà Tây Sơn vào năm 1802. Ông lên làm vua, lấy niên hiệu là Gia Long và trở thành vua đầu tiên cai trị một đất nước thống nhất với hai đồng bằng phì nhiêu nối với nhau bằng một dải duyên hải.
Gia Long (1802-1820) đóng đô ở Huế (trung tâm của đất nước). Ông cho xây dựng Huế tương tự như Tử Cấm ThànhBắc Kinh. Gia Long và con trai Minh Mạng (cai trị 1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo khái niệm và phương pháp hành chính Trung Hoa. Nhưng cố gắng này về lâu dài đã gây ra hậu quả xấu, đó là đất nước kém phát triển rồi dẫn đến mất nước. Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ) đã đặt ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp - thương mại, nhưng họ chỉ là thiểu số. Đáp lại, vua Minh Mạng và những người kế tục (Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883)) chọn chính sách đã lỗi thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản) và ngăn cản Thiên chúa giáo, tôn giáo từ phương Tây.
Những nhà truyền giáo người Pháp thực ra đã có mặt ở Việt Nam từ giữa thế kỷ 17. Họ cũng hỗ trợ nhân lực và vật lực cho nhà Nguyễn trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn. Đến giữa thế kỷ 19, có khoảng 450.000 người cải đạo sang Thiên chúa giáo. Chính quyền thực sự lo ngại sự hình thành của một tôn giáo có tổ chức nên đã sát hại những người theo đạo Thiên chúa giáo và san bằng nhiều xóm đạo.
Sự thay đổi tên
Dưới thời cai trị của Trung Quốc, Việt Nam được người Trung Quốc gọi là An Nam (có nghĩa là "miền Nam yên bình" theo hy vọng của Trung Quốc). Khi Việt Nam độc lập, nó được gọi là Đại Cồ Việt, Đại Ngu hay Đại Việt. Năm 1804, vua Gia Long xin phép nhà Thanh đổi tên nước thành Nam Việt, lý do là thống nhất An NamViệt Thường. Để tránh sự hiểu lầm với quốc hiệu của nhà Triệu và đề phòng việc yêu sách đất đai, vua Càn Long nhà Thanh đảo thứ tự hai từ thành Việt Nam. Năm 1838, dưới thời Nguyễn, tên nước được đổi tạm thời thành Đại Nam. Dưới thời thực dân pháp, Việt Nam bị chia thành: Tonkin (Bắc kỳ hay Bắc Việt Nam), Annam (Trung kỳ hay Trung Việt Nam), và Cochinchine (Nam kỳ hay Nam Việt Nam).
·        Thời Kinh Dương Vương: Xích Quỷ khoảng năm 2879 TCN (có nguồn nói là năm 2897 TCN)
·        Thời Hồng Bàng: Văn Lang
·        Thời Thục Phán An Dương Vương: Âu Lạc
·        Thời nhà Triệu: Nam Việt
·        Thời nhà Hán: chia làm 3 quận là Giao Chỉ, Cửu ChânNhật Nam
·        Thời nhà Tiền Lý, năm 542 - 602: Vạn Xuân
·        Thời nhà Đường: An Nam Đô hộ phủ 618-866, Tĩnh Hải quân 866-967
·        Thời nhà Đinh - Tiền Lê - Nhà Lý: Đại Cồ Việt 968 - 1054
·        Thời nhà Lý-nhà Trần: Đại Việt 1054 - 1400
Dưới triều vua Lý Anh Tông, nhà Tống công nhận một quốc gia độc lập, tên An Nam Quốc
·        Nhà Hồ: Đại Ngu 1400 ("Ngu" nghĩa là "hoà bình")
·        Nhà Hậu Lê - Nhà Tây Sơn: Đại Việt
·        Nhà Nguyễn: Việt Nam, từ năm 1804
Vua Minh Mạng (1820 - 1840) đổi tên nước là Đại Nam
·        Tháng 4 năm 1945 đến tháng 8 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam
·        Việt Nam Cộng hòa tồn tại từ 14 tháng 6 năm 1949 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại miền Nam
·        Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ 2 tháng 9 năm 1945 đến 2 tháng 7 năm 1976
·        Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay
Thời Pháp thuộc
Năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài Gòn. Năm 1862, Tự Đức ký hiệp ước nhượng Sài Gòn và ba tỉnh lân cận cho Pháp. Năm 1869, Pháp chiếm nốt ba tỉnh kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thực dân Cochinchine (Nam kỳ). Từ năm 1883 đến năm 1885, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở miền Bắc. Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền Việt Nam không thể kiểm soát nổi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó, nhưng cuối cùng thì người Pháp đã chiến thắng.
Pháp tuyên bố là họ sẽ "bảo hộ" Bắc kỳ (Tonkin) và Trung kỳ (Annam), nơi họ tiếp tục duy trì các hoàng đế bù nhìn cho đến Bảo Đại (làm vua từ 1926 đến 1945 và quốc trưởng từ 1949 đến 1956). Năm 1885, các quan lại Việt Nam tổ chức phong trào kháng chiến Cần Vương chống Pháp nhưng thất bại.
Những người Việt cấp tiến đã thành lập Việt Nam Quốc dân đảng (giống Quốc Dân Đảng ở Trung Hoa) năm 1927. Tuy nhiên, đến năm 1930, sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Việt Nam Quốc dân đảng bị suy yếu nghiêm trọng. Cùng năm, một số thanh niên Việt Nam theo chủ nghĩa Marx-Lenin thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, nhưng cũng mau chóng trở thành mục tiêu tiêu diệt của Pháp mặc dù tổ chức của họ thân thiện với Mặt trận Bình dân trong chính quyền Pháp.
Nhật Bản tấn công Đông Dương vào năm 1940 và nhanh chóng thỏa thuận được với chính quyền Vichy ở bên Pháp để cho Nhật toàn quyền cai trị Đông Dương. Thực dân Pháp chỉ tồn tại đến tháng 3 năm 1945 khi Nhật tấn công toàn bộ Đông Dương. Ngay sau đó, Nhật thiết lập một chính quyền Bảo Đại bù nhìn với chính phủ do một nhà nho uy tín là Trần Trọng Kim đứng đầu và quốc kỳ là cờ quẻ ly.
Việt Minh (viết tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội) thành lập năm 1941 với vai trò một mặt trận của Đảng Cộng sản Đông Dương được điều hành từ Pắc Bó (ở biên giới Việt-Trung) bởi Hồ Chí Minh khi ông trở về nước lần đầu tiên kể từ 1911 (năm ông rời Việt Nam), mặc dù ông có liên hệ với những người Cộng sản trong nước trong các thập niên 19201930.
Đầu năm 1945, Việt Nam rơi vào một tình trạng hỗn loạn. Chiến tranh đã làm kiệt quệ nền kinh tế, người Nhật chiếm lấy lúa gạo và các sản phẩm khác, bắt dân phá lúa trồng đay để phục vụ chiến tranh, cộng thêm thiên tai, nạn đói (Nạn đói Ất Dậu) đã xảy ra tại Bắc kỳTrung kỳ. Người ta ước tính rằng đã có khoảng hai triệu người chết vì nạn đói này.
Tuyên bố độc lập
Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, lực lượng Việt Minh (dưới ngọn cờ độc lập dân tộc hơn là xã hội chủ nghĩa) đã tổ chức thành công cuộc Cách mạng tháng Tám. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam thống nhất và độc lập với tên gọi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đầu năm 1946, một cuộc bầu cử đã được tổ chức. Những người Cộng sản chiếm ưu thế, song các phe phái khác cũng được mời tham gia chính phủ một cách rộng khắp. Quốc kì được chọn là cờ đỏ, sao vàng 5 cánh.
Chiến tranh Đông Dương
Tuy nhiên, Việt Nam lại một lần nữa bị chia cắt. Ở miền Bắc, Đồng Minh chỉ định quân đội quốc gia Trung Hoa giải giới Nhật Bản. Quân Trung Hoa duy trì ở đó đến tháng 5 năm 1946 rồi chuyển giao cho Pháp trong sự chịu đựng của chính quyền Hồ Chí Minh. Ngược lại, ở miền Nam, quân Nhật được giải giới bởi quân Anh-Ấn. Nhưng sau đó, quân Anh-Ấn chán nản vì Sài Gòn quá hỗn độn đã chuyển giao cho Pháp. Cuối năm 1945, Pháp trở lại miền Nam Việt Nam. Trong suốt năm 1946, chính quyền Hồ Chí Minh thương lượng với Pháp, mặc dù hai bên cũng chuẩn bị lực lượng cho chiến tranh. Chiến tranh giữa Việt Minh và Pháp bùng nổ tháng 12 năm 1946.
Vào đầu năm 1947, Pháp có vẻ thắng và nắm được toàn bộ vị trí chiến lược của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Minh kiên trì với chiến lược "chiến tranh nhân dân", tổ chức và đào tạo dân chúng cho một cuộc chiến vũ trang lâu dài. Trong thời gian này, Pháp dựng lên một chính quyền bù nhìn đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại, với cờ quẻ ly là quốc kì. Chính quyền này có sự tham gia của các quan lại cũ thân Pháp. Năm 1950, chính quyền cộng sản Trung Hoa và Liên Xô bắt đầu trợ giúp Việt Minh với nhân lực và nguyên liệu. Bên kia, Pháp được Mỹ hậu thuẫn. Nhưng đầu thập niên 1950, Pháp bắt đầu yếu đi ở Đông Dương. Thất bại ở trận Điện Biên Phủ (gắn liền với tên tuổi nhà chiến lược quân sự Việt Minh Võ Nguyên Giáp) vào tháng 5 năm 1954 đã kết thúc hoàn toàn nỗ lực của Pháp nhằm giữ Việt Nam và toàn bộ Đông Dương.
Việt Nam trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh
Đất nước chia cắt
Sau trận chiến Điện Biên Phủ, các bên tham chiến đã họp tại Genève để tìm kiếm phương cách giải quyết chiến tranh. Kết quả Hiệp định Genève được ký kết với nội dung là một cuộc đình chiến và tạm phân đôi Việt Nam tại vĩ tuyến 17. Miền Bắc được lãnh đạo bởi Hồ Chí Minh dưới tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Miền Nam được lãnh đạo bởi Bảo Đại (thoái vị năm 1945 và trở thành quốc trưởng bù nhìn dưới quyền Pháp năm 1949) dưới tên Quốc gia Việt Nam. Một Lượng lớn người đa phần theo Thiên chúa giáo bị lừa dối và ép buộc ở miền Bắc đã di cư vào Nam .
Chính quyền Hồ Chí Minh xem Hiệp định Genève là một thắng lợi quan trọng vì hiệp định này có dự định cho một cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956 để thành lập một quốc gia thống nhất, một cuộc tuyển cử mà họ nghĩ là họ sẽ thắng vì vai trò phổ biến của Hồ Chí Minh lúc đó. Cuộc tuyển cử đã không bao giờ diễn ra. Pháp triệt thoái, nhưng Mỹ hậu thuẫn Ngô Đình Diệm, một tín đồ Thiên chúa giáo và một người quốc gia bảo thủ, lên làm Thủ tướng dưới quyền Bảo Đại. Năm 1955, Ngô Đình Diệm thắng trong cuộc trưng cầu dân ý mà nhiều người xem là giả tạo, cho phép ông lên làm Tổng thống của nền Đệ Nhất Cộng Hòa của Việt Nam Cộng hòa. Bảo Đại lưu vong sang Pháp. Ngô Đình Diệm từ chối tham gia vào tổng tuyển cử toàn quốc.
Ở miền Bắc, chính quyền Hồ Chí Minh kêu gọi những giá trị mang tính cộng đồng, hướng lên xã hội chủ nghĩa, bao gồm nông nghiệp tập thể. Đa số dân chúng đã ủng hộ hết mình cho chính quyền Hồ Chí Minh. Nhưng những sai lầm của công cuộc cải cách ruộng đất theo chỉ dẫn của cố vấn Trung Quốc [cần dẫn chứng] đã đấu tố giết hại hàng ngàn [cần dẫn chứng] địa chủ miền bắc. Cuộc thanh trừng Nhân văn Giai phẩm đưa đi cải tạo, kiểm điểm hoặc treo bút nhiều trí thức, nhà văn, nhà báo vì họ viết bài không đúng ý nhà cầm quyền.
Tại miền Nam, Mỹ bắt đầu giúp chính quyền Ngô Đình Diệm xây dựng một nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên những xáo trộn chính trị vào cuối thập niên 1950 tạo nên sự mất ổn định. Chính quyền mới bắt đầu thực thi những chính sách "Tố cộng", "Diệt cộng", đàn áp tôn giáo nhất là đạo Phật vốn chiếm số đông trong các tầng lớp dân chúng. Nhiều cuộc thảm sát xảy ra như Vĩnh Trinh, Hướng Điền, (Quảng Trị), ở nhà tù Phú Lợi (tàn sát hàng trăm tù nhân cộng sản bằng hơi độc).
Năm 1959, chính quyền miền Bắc hậu thuẫn cho tổ chức Mặt trận Giải phóng Dân tộc (MTGPDT). MTGPDT kêu gọi lòng yêu nước và giá trị đạo lý của người Việt Nam, hứa hẹn chống lại sự can thiệp Mỹ và thành lập chính quyền tốt đẹp hơn. Điểm lưu ý là vào năm 1959, số người Mỹ tại miền Nam Việt Nam chỉ vào khoảng vài trăm người.
Đầu thập niên 1960, quân vũ trang của MTGPDT tấn công rộng lớn ở nông thôn miền nam, và mở nhiều cuộc đánh bom [cần dẫn chứng]Sài Gòn. Tổng thống Mỹ Kennedy tăng cường viện trợ cho Ngô Đình Diệm và gửi 17.500 "cố vấn" Mỹ đến Việt Nam vào năm 1963 thực chất là để giật dây chính quyền bù nhìn này. Cả thế giới lên án chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp tôn giáo khi một loạt các cuộc biểu tình của hàng vạn Phật tử nổ ra ở các thành thị chủ yếu của miền nam. Điển hình có vụ nhà Phật giáo tự thiêu phản đối chế độ Ngô Đình Diệm. Thông cáo của Hoa Kỳ gửi cho các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa kêu gọi họ chống lại những chính sách quá khắt khe của Ngô Đình Diệm. Tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa đảo chính và ám sát Ngô Đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963, chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng Hòa.
Không lâu sau khi Ngô Đình Diệm chết, Kennedy bị ám sát và Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson lên làm tổng thống Mỹ. Mới lên làm tổng thống, Johnson tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam Cộng hòa (ngày 24 tháng 11 năm 1963).
Cái chết của Ngô Đình Diệm làm cho miền Nam thêm không ổn định. Lãnh đạo quân sự mới quá thiếu kinh nghiệm trong chính trị và không thể thâu tóm quyền lực trung ương như dưới thời Ngô Đình Diệm. Việc đảo chính lan tràn khắp miền Nam đã cho chính quyền miền Bắc nhiều lý do tin rằng đã đến lúc họ có thể trực tiếp can thiệp vào miền Nam.
Chiến tranh Việt Nam
Bài chi tiết: Chiến tranh Việt Nam
Năm 1964, những trận đụng độ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tàu khu trục do thám của Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ (ngày 7 tháng 4 năm 1964) là nguyên cớ khiến Johnson ra Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, theo đó gửi quân đội Mỹ đến Việt Nam tham chiến. Về sau này người ta mới được biết khi đó Hoa Kì sợ hiệu ứng domino cộng sản nên đã cố tình tìm cách can thiệp vào Việt Nam và gây ra vụ này.
Chiến tranh Việt Nam bắt đầu bùng nổ năm 1964 ở khu vực Nam Việt Nam, các vùng biên giới với CampuchiaLào, và các trận không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam. Một bên chiến cuộc là Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ, Nam Hàn (Nam Triều Tiên), Thái Lan, Úc (Australia), Tân Tây Lan (New Zealand) và Phi Luật Tân (Philippines). Một bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGP). Liên XôCộng hòa Nhân dân Trung Hoa cung cấp hỗ trợ quân sự cho Bắc Việt Nam và MTDTGP nhưng không gửi quân sang (cố vấn Trung quốc và Bắc Hàn được xác nhận đã hiện diện tại miền Bắc vào những năm chiến tranh).
Ngày 8 tháng 3 năm 1965, 3.500 lính thuỷ quân lục chiến (Marine Corps) Hoa Kỳ trở thành lính chiến đấu Mỹ đầu tiên đổ bộ vào miền Nam Việt Nam, cộng thêm 25.000 cố vấn Mỹ đang ở đây. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, Mỹ không kích Bắc Việt Nam. Ngày 29 tháng 7, 4.000 lính nhảy dù của Sư đoàn Không vận thứ 101 (của Hoa Kỳ) đến Việt Nam, đổ bộ ở Vịnh Cam Ranh. Ngày 18 tháng 8, 5.500 hải quân Mỹ đụng độ trận đầu tiên với MTDTGP ở đồn Vạn Tường (Quảng Ngãi).
Năm 1967, tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống của nền Đệ Nhị Cộng Hòa của Việt Nam Cộng hòa, ông duy trì ghế Tổng thống đến năm 1975.
Ở miền Bắc, quân Mỹ ném bom phá huỷ làng mạc, nhà cửa, khu dân cư, làm hàng ngàn người chết, hàng vạn người phải đi sơ tán. Cơ sở hạ tầng bị tàn phá nghiêm trọng.
Chiến tranh lan rộng khắp miền Nam. Người dân miền Nam thường sống trong lo sợ vì bom đạn đánh nhau ở mọi nơi. Chất độc màu da cam được quân đội Mỹ sử dụng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và làm gần 1 triệu người bị nhiễm độc.
Cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 của quân Bắc Việt Nam và MTDTGP vào hầu hết các thành phố chính của miền Nam Việt Nam (ngày 30 tháng 1 năm 1968) tuy thất bại về mặt quân sự nhưng đã làm cho Johnson và dân chúng Mỹ mất lòng tin vào khả năng chiến thắng của quân đội Mỹ ở Việt Nam.
Ngày 30 tháng 10 năm 1968, trong vòng đàm phán hòa bình tại Paris, Johnson tuyên bố dừng hoàn toàn "tất cả cuộc không kích, pháo kích và hải chiến với Bắc Việt Nam", có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11. Tuy nhiên, một năm sau, tổng thống kế nhiệm, Richard Nixon, thông báo Mỹ quay trở lại Chiến tranh Việt Nam.
Nixon và cố vấn Henry Kissinger cho ra đời thuyết "Việt Nam hóa chiến tranh", theo đó: giảm quân Mỹ và tăng viện trợ, tăng quân Nam Việt Nam ở mọi cấp độ, gia tăng không kích cả Bắc và Nam Việt Nam, cũng như tại Campuchia để tiêu diệt quân Bắc Việt Nam đang đồn trú ở đây.
Cùng lúc đó hội đàm Paris đã được khởi động lại giữa Mỹ và Bắc Việt Nam/MTDTGP. Mãi đến tháng 1 năm 1973, Hiệp định Hòa bình Paris mới được ký giữa Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời của MTDTGP sau sự thất bại nặng nề của các cuộc không kích vào Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố khác ở miền Bắc Việt Nam do không lực Hoa kỳ tiến hành cuối năm 1972. Điều khoản đầu tiên của hiệp định công nhận sự "độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ" của Việt Nam. Các điều khoản khác là đình chiến và giữ lãnh thổ của mỗi bên trước khi đình chiến, hoãn tuyển cử để xác định chính quyền tương lai ở miền Nam. Hiệp định nói rõ Hoa Kỳ phải triệt thoái quân hoàn toàn trong vòng 60 ngày.
Nhưng Chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp diễn, hai bên quân đội tại Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm điều khoản đình chiến trong hiệp định Paris. Tháng 8 năm 1974, Nixon từ chức vì vụ Watergate. Tinh thần quân đội Việt Nam Cộng hòa suy giảm nghiêm trọng vì tổng thống mới của Mỹ, Gerald Ford, không thuyết phục được Quốc hội Hoa Kỳ chi thêm nhiều tiền cho chiến trường Việt Nam. Giữa tháng 3 năm 1975, quân đội VNDCCH/MTDTGP mở cuộc tấn công ở Tây Nguyên khởi đầu những chiến dịch nối tiếp nhau. Tây Nguyên rồi Huế, Đà Nẵng lần lượt thất thủ. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân miền Bắc chiếm được Sài Gòn, chính quyền của tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Người Mỹ cuối cùng bỏ chạy khỏi đây chỉ 2 giờ trước đó, song song với cuộc tháo chạy của quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Thời thống nhất và độc lập
Ngày 25 tháng 4 năm 1976, hai miền của Việt Nam được thống nhất thành một quốc gia có tên chính thức là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam.
Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, do những sai lầm của giới lãnh đạo, chủ trương thống nhất mọi mặt theo tiêu chuẩn miền Bắc (thí dụ, kế hoạch xã hội hóa toàn bộ kinh tế miền Nam nhằm hợp nhất với kinh tế miền Bắc) đã làm cho quốc gia mới này rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Nhóm các nhà lãnh đạo chủ trương cấp tiến bị thất sủng, phe bảo thủ thắng thế, lên nắm quyền và phạm liên tiếp các sai lầm. [cần dẫn chứng] Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, một phần do thiên tai và lũ lụt năm 19771978. Hậu quả của các sai lầm về lãnh đạo và kinh tế đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế và nạn đói, gây ra một làn sóng người vượt biên chưa từng có trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 1978. [cần dẫn chứng] Từ tiếng Anh boat people ("thuyền nhân") lần đầu tiên xuất hiện cũng do sự kiện này.
Cuối năm 1978, Việt Nam đưa quân vào Campuchia và đánh đuổi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ của Pol Pot, sau khi quân Khmer Đỏ tấn công các tỉnh Tây NinhKiên Giang. Để trả đũa, Trung Quốc, vốn ủng hộ chế độ Pol Pot, tấn công biên giới phía bắc của Việt Nam, gây ra cuộc Chiến tranh biên giới Trung-Việt năm 1979. Sự kiện này đã gây nên cuộc khủng hoảng "nạn kiều" ở trong nước. Đầu thập niên 1980, nhiều người Hoa và Việt gốc Hoa chạy khỏi Việt Nam về Trung Hoa hoặc gia nhập nhóm "thuyền nhân" chạy sang nước khác.
Những sai lầm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng làm suy yếu uy tín của các nhà lãnh đạo bảo thủ và tạo điều kiện để nhóm cấp tiến giành lại chính quyền. [cần dẫn chứng] Năm 1985, những cải cách của Mikhail Sergeyevich GorbachovLiên Xô đã kích thích mạnh mẽ những người cải cách ở Việt Nam. [cần dẫn chứng]
Trong thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế-xã hội ở Việt Nam trở nên gay gắt trầm trọng, tỉ lệ lạm phát lên đến 774,7% vào năm 1986.
[sửa] Giai đoạn mới gần đây
Năm 1986, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI tiến hành chính sách "đổi mới", đứng đầu là ông Nguyễn Văn Linh, để hợp lý hóa cơ cấu hành chính, cải cách cơ cấu đảng, chính quyền pháp quyền, dân chủ hơn, cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường.
Công cuộc đổi mới được phát hành toàn diện, từ một nước nhập khẩunhận viện trợ của nước ngoài thành nước xuất khẩu. Trước 1989 Việt Nam nhập khẩu lương thực nhưng từ năm 1989 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu: 1-1,5 triệu tấn gạo mỗi năm; và tăng dần hàng năm: 4,4 triệu tấn (2004), 4,9 triệu tấn (2005), đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Lạm phát giảm dần (đến năm 1990 còn 67,4%) và năm 2005 lạm phát chỉ còn 8,5%.
Trong thời gian 1991-1995 nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2%. Đến tháng 6 năm 1996, đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 30,5 tỷ USD. Lạm phát giảm từ 67,1% (1991) xuống còn 12,7% (1995) và 4,5% (1996).
Năm 2004 Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng là 7,7% cao hơn mức tăng trưởng năm trước và đứng vị trí thứ hai trong khu vực sau Singapore. (Tổng sản phẩm quốc nội đạt 35 tỷ USD, khoảng bằng GDP của bang Mecklenburg–Vorpommern của Đức). Sự phát triển bền vững được thể hiện qua sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu (tăng 30%) cũng như sự tăng trưởng của sản xuất công nghiệp và xây dựng (10,2%). Năm 2005, tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8,4%.
Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Các công ty của hơn 70 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, và gia nhập khối ASEAN, APEC..., ngày 7 tháng 11 năm 2006 đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới.
Ghi chú
1.     Ở đây, lịch sử được quy ước là tính từ thời điểm có sự tồn tại của con người trên lãnh thổ. Còn nếu hiểu lịch sử là tính từ khi Nhà nước được thành lập (thông thường vào thời kỳ đồ sắt), thì lịch sử Việt Nam có thể bắt đầu muộn hơn (cuối thời kỳ văn hóa Đông Sơn).
 
Today, there have been 3 visitors (15 hits) on this page!
Đến với thành phố biển Vũng Tàu This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free