Chào mừng các bạn
»»-((¯`·(¯`vŽ¯)--»*** MasterSpy *** «--(¯`vŽ¯)·`¯))-«« - Tìm hiểu DNS.Các bước thiết lập khi mới đăng ký tên miền
ღLONELYღ
  Home
  => Cách tạo một trang web cho riêng mình !
  => Một số địa chỉ trang web hay dành cho bạn, ....cho tôi !
  => 5 bước cơ bản để diệt tận gốc Spyware
  => 10 điều “lính mới” nên biết
  => 10 bước để lập kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai của bạn
  => 15 LỜI KHUYÊN HỌC TIẾNG ANH
  => 21 kho lưu dữ liệu miễn phí trên Internet
  => PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ LOGIC VỊ TỪ
  => 50 cuốn sách văn học cần đọc
  => Những bài học từ Adam Khoo
  => Dùng Admodify.net để quản trị và phục hồi Exchange 2003
  => Cuộc đời của Albert Einstein
  => Cảnh giác với hacker và keylogger!
  => Phần mềm miễn phí giúp bảo vệ computer khi online
  => Học thi - cần ăn uống hợp lý
  => Hacker “oánh” mỗi PC chỉ mất 39 giây
  => Xác định nguyên nhân máy tính tự khởi động !
  => Diệt virus Autorun
  => Bấm dây mạng !
  => Bảo vệ mắt khi sử dụng máy tính !
  => Blog ra đời như thế nào?
  => Bài tập Pascal kiểu bản ghi !
  => Hướng dẫn ôn tập lập trình Pascal căn bản !
  => Cách Diệt Virus
  => Cách gỡ bỏ thủ công Symantec Antivirus an toàn (Phần I)
  => Tổng hợp các lệnh ngoài DOS
  => Cài HIREN BOOTCD vào ổ cứng để cứu hộ
  => Cài windows media player 11 ( không cần active window)
  => Cấu hình mạng ADSL cho người dùng tại nhà
  => Thiết Lập Sevice trong windows XP (giúp máy chạy nhanh hơn)
  => Giới Thiệu Centos
  => Chẩn đoán lỗi của màn hình !
  => Chọn DNS truy cập mạng !
  => Kinh nghiệm phòng chống virus, spyware
  => Trắc nghiệm nghiệp vụ kế toán bằng tiếng Anh !
  => Hướng dẫn chụp hình bằng webcam
  => Tổng Hợp Code Dùng Trong Việc Tạo BLOG
  => Công dụng của các dịch vụ trong Windows
  => Sử dụng Popcap game mãi mãi !
  => Cử nhân CNTT không làm CNTT
  => Tìm hiểu DNS.Các bước thiết lập khi mới đăng ký tên miền
  => Làm DNS server online
  => Nội dung định nghĩa về vật chất của Lê Nin
  => Đọc và ... suy nghĩ !
  => Đôi điều về bảo mật hệ thống mạng trong công ty!
  => Khắc phục lỗi 999 Error của Yahoo
  => Chuyển dữ liệu của ổ C từ FAT32 thành NTFS
  => Gỡ password CMOS bằng cách nào?
  => Phần I: Cơ bản về lỗi "màn hình xanh" trong Windows
  => Tổng quan về Group Policy - từ đơn giản đến phức tạp !
  => Gửi nhiều file qua Yahoo Mail
  => Từ XP cài Hacao Linux 2.16 Pro (file ISO) vào đĩa cứng (LiveCD)
  => Chịu thuế và không chịu thuế
  => Hội thảo qua mạng với NetMeeting
  => HOST Free
  => Hướng dẫn download trên megaupload
  => KGB nén File từ 450MB còn 1.43MB rất tiện chia sẻ file trên mạng
  => Khắc phục rớt mạng liên tục
  => Kiến trúc Oracle
  => Thành công trên giảng đường đại học
  => Kỹ thuật Photoshop cơ bản !
  => Kinh nghiệm học tiếng ANH
  => KInh nghiệm học TOÁN CAO CẤP
  => Đôi điều về quá trình làm luận văn (Phần 2)
  => Làm theme cho Blog 360
  => Chia sẻ những điều học được từ cách làm việc theo nhóm
  => Vạch kế hoạch cho tương lai
  => Các Lệnh Cơ Bản trong LINUX
  => Lịch sử các nước ĐẾ QUỐC
  => Lịch sử Việt Nam
  => Links những trang web hay
  => Tạo mail server online bằng IP Động
  => Tự làm giao diện cho Yahoo Mash!
  => Mấy điểm cần tránh
  => Hỏi về IPHONE
  => Máy tính không khởi động từ ổ đĩa cứng!...?
  => MIÊU TẢ SẢN PHẨM MÁY IN hp1320
  => Phá Deep Freeze - Cướp lấy password!!!
  => Những "tuyệt chiêu" chọn mua laptop cũ
  => NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA BÁO CHÍ
  => Tìm hiểu nhân của hệ điều hành Linux
  => Sửa lỗi NTLDR is missing
  => Ổ cứng chóng hỏng vì... điều hòa nhiệt độ
  => Những phím tắt thông dụng trong Photoshop 7.0
  => Phím tắt trong WORDS
  => Bí mật của PHỤ NỮ
  => Hướng dẫn post hình lên mạng, và 1 số website để upload hình
  => Chương trình quản lý số điện thoại !
  => Quản lý các mạng Windows dùng script - Phần 2: Hoàn chỉnh script -
  => Cấu hình cho máy in N2500
  => Xóa nick của mình trong Friend List của người khác
  => Rollback Rx Pro:
  => User và pass của một số router
  => Giải pháp sao lưu trực tuyến miễn phí (Phần cuối)
  => Vài điều về Scanner
  => Chọn hệ điều hành của bạn
  => Làm server online tận dụng đường truyền ADSL
  => Thuật toán - Cấu trúc dữ liệu
  => So sánh Oracle và SQL Server ?
  => Cấu hình các công nghệ bảo vệ mạng Windows XP SP2 trên một máy tính
  => Tổng quan về tiết kiệm điện khi sử dụng máy tính !
  => Phần IV: Xử lý sự cố phần cứng
  => CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE PHỤ NỮ
  => Sử dụng phím tắt với Internet Explorer 7
  => SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT
  => Nguồn gốc máng cỏ giáng sinh
  => Sưu tầm câu đố !
  => SVCHOST
  => Phòng chống virus cho mạng máy tính doanh nghiệp: kinh nghiệm thực tế
  => Các lệnh căn bản trong ngôn ngữ html
  => Sức mạnh của card đồ họa !
  => Cách tải Nhạc nét
  => Triết học và tâm sự của các nhà giáo
  => Phát triển chiều cao
  => Tăng tốc toàn bộ máy tính bằng tay
  => Tăng tốc WinXP
  => Chống mất cắp cho laptop với Laptop Alarm
  => Tạo file ghost!
  => Tạo một CSS layout từ một bản thiết kế (Phần 1 đến 8)
  => Tạo nick ảo trong Yahoo Messenger
  => Tết Đoan Ngọ bắt đầu từ giữa trưa
  => Thói quen tốt: Nghĩ vậy mà không phải vậy
  => Thomas Edison & những phát minh vĩ đại -
  => Windows Vista: các thủ thuật nhỏ khi sử dụng
  => Thủ thuật Blog 360
  => Thủ thuật Internet Explorer 7
  => Thủ thuật tăng tốc cho Windows
  => Thủ thuật Visual basic
  => Thủ thuật Yahoo! Messenger
  => Yahoo Messenger
  => Khám phá mạng xã hội Yahoo! Mash
  => Mẹo tìm kiếm
  => Tìm kiếm trong Excel
  => Tóc hợp khuôn mặt
  => Tokyo - Một chuyến đi
  => Mười quy luật then chốt về Bảo mật
  => Tổng hợp tất cả các kỹ thuật vượt tường lửa
  => Trang trí USB
  => Thuật toán - Cấu trúc dữ liệu CRC (Cyclic Redundancy Check)
  => Các Tuyệt kỹ khiến phái nữ phải ngã lòng
  => CÁCH UP ẢNH QUA HOST TẠI DIỄN ĐÀN
  => Quản lý danh sách bạn chat trong Yahoo! Messenger
  => Error Doctor 2007
  => TuneUp Utilities® 2007
  => Bộ gõ tiếng Việt: Unikey
  => Hướng dẫn viết bài
  => Tường lửa mới trong Windows Vista và Windows Server Longhorn
  => Web 2.0 không chỉ là công nghệ
  => Các website hữu ích về du học bậc sau đại học tại Hoa Kỳ
  => Wi-fi và an toàn thông tin
  => Thuật toán - Cấu trúc dữ liệu So khớp chuỗi với các ký tự wildcard
  => Xóa địa chỉ và homepage
  => USB không cho ghi
  => Yêu cầu của Quản trị mạng
  => Cách Add Feed trong Blog 360
  => Cách tạo theme trong suốt
  => Đề cương KT-Chính Trị
  Contact
  Guestbook
  Story
  Kiếm tiền thật dễ dàng

Biển xanh ... cát trắng

 

 

Tìm hiểu DNS.Các bước thiết lập khi mới đăng ký tên miền

hôm nay mình mới mua một tên miền, loay hoay mãi cuối cùng cũng config được nó .Mạn phép viết bài này để các bạn tham khảo.
Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau .


--------------------------Tìm hiểu DNS-------------------------------
I. Định Nghĩa Tên Miền
Mạng máy tính toàn cầu (Internet) bao gồm hàng ngàn máy tính nối với nhau, mỗi máy tính trên mạng cần phải có một địa chỉ xác định. Địa chỉ Internet (IP) đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet ( mỗi Octet có 8 bit , tương đương 1 byte ) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số . Ví dụ một địa chỉ Internet : 146.123.110.224 ( Địa chỉ IP tương lai được sử dụng là IPv6 có 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả năng cung cấp 232 = 4294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả năng cung cấp 2 128 địa chỉ ) . Mỗi một máy tính trên mạng Internet cần có một địa chỉ IP duy nhất.

Về phía người sử dụng để có thể sử dụng được các dịch vụ trên mạng như Web, e-mail, Telnet v..v , ho phải nhớ được địa chỉ của các máy chủ cung cấp các dịch vụ này. Do người sử dụng nhớ được địa chỉ dạng chữ số dài như vậy khi nối mạng là rất khó khăn và vì thế cạnh địa chỉ IP bao giờ cũng có thêm một cái tên mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng đi kèm mà trên Internet gọi là Tên Miền .

Ví dụ: Máy chủ Web Server của VDC đang chứa Báo Quê hương có địa chỉ là 203.162.000.012 , tên Miền của nó là home.vnn.vn . Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên Miền là truy nhập được .

Tên Miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một ( Word by Word ) từ tiếng Anh (Domain name). Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet. Mỗi địa chỉ bằng chữ này phải tương ứng với một địa chỉ IP dạng số.

TÌM HIỂU VỀ TÊN MIỀN VÀ HỆ THỐNG DNS
(21/11/2005)
 
I. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TÊN MIỀN

 

 
 

II. Hệ thống tên miền (DNS – Domain name system)
Hệ thống tên miền bao gồm một loạt các cơ sở dữ liệu chứa địa chỉ IP và các tên miền tương ứng cuả nó. Mỗi tên miền tương ứng với một địa chỉ bằng số cụ thể. Hệ thống tên miền trên mạng Internet có nhiệm vụ chuyển đổi tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại từ địa chỉ IP sang tên miền. Trong những ngày đầu tiên của mạng Internet, tất cả các tên máy và địa chỉ IP tương ứng của chúng được lưu giữ trong file hosts.txt, file này được trung tâm thông tin mạng NIC ( Network information Center ) ở Mỹ lưu giữ. Tuy nhiên khi hệ thống Internet phát triển, việc lưu giữ thông tin trong một file không thể đáp ứng nhu cầu phân phối và cập nhật. Do đó, hệ thống tên miền DNS đã phát triển dưới dạng các cơ sở dữ liệu phân bố, mỗi cơ sở dữ liệu này sẽ quản lý một phần trong hệ thống tên miềnTrở về đầu trang
III. Cấu trúc của hệ thống tên miền ( DNS )
Hệ thống tên miền được sắp xếp theo cấu trúc phân cấp. Mức trên cùng được gọi là root và ký hiệu là “.”, Tổ chức quản lý hệ thống tên miền trên thế giới là The Internet Coroperation for Assigned Names and Numbers (ICANN). Tổ chức này quản lý mức cao nhất của hệ thống tên miền (mức root) do đó nó có quyền cấp phát các tên miền dưới mức cao nhất này.
Hình 1: Cấu trúc không gian tên miền
Tên miền ở dưới mức root được gọi là Top – Level- Domain, tên miền ở mức này được chia thành các tên miền sau:
  • Com : tên miền này được dùng cho mục đích thương mại
  • Edu : tên miền này được dùng cho mục đích giáo dục.
  • Gov : tên miền này được dùng cho các tổ chức chính phủ.
  • Mil : tên miền này dùng cho các tổ chức quân sự.
  • Org : tên miền này dùng cho các tổ chức khác.
  • Net : tên miền này dùng cho các tổ chức liên quan tới mạng máy tính.
  • Int : tên miền này dùng cho các tổ chức quốc tế
  • Mã của các nước trên thế gới tham gia vào mạng internet, các mã quốc gia này được qui định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO-3166 ( ví dụ vn của Viêt Nam, sg của Singapo, uk của Anh v..v).
Đối với các quốc gia, tên miền mức hai trở xuống do quốc gia đó quản lý. Tại Việt Nam, Trung tâm thông tin mạng Internet Việt Nam (VNNIC) có chức năng quản lý tên miền dưới cấp .vn.Ở dưới tên miền .vn có 7 tên miền cấp 2 được phân thành theo từng lĩnh vực kinh tế xã hội ( com.vn, net.vn, gov.vn, edu.vn, org.vn, ac.vn, int.vn) và 4 tên miền của các ISP (vnn.vn, fpt.vn, saigonnet.vn, netnam.vn).

 
 

IV. Cách đọc tên miền
Ví dụ có tên miền : www.myexample.com.vn
Tên miền sẽ được đọc từ trái qua phải, mục đầu tiên ( www) là tên của máy tính. Tiếp theo là tên miền ở mức thứ 3 ( myexample), tên miền này được đăng ký với cơ quan quản lý tên miền ở dưới cấp vn là trung tâm thông tin mạng Internet Việt Nam (VNNIC). Tên miền đứng thứ 2 tính từ bên phải là tên miền ở mức 2 (com), tên miền này miêu tả chức năng của tổ chức sở hữu tên miền ở mức thứ 3, trong ví dụ này tổ chức lấy tên miền ở mức hai là “com” có nghĩa tổ chức này hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Cuối cùng là tên miền “vn”, tên miền này chỉ ra toàn bộ tên miền này thuộc quyền quản lý của mạng Internet Việt Nam.

 
 

V. Qui tắc đặt tên miền
  • Tên miền nên được đặt đơn giản và có tính chất gợi nhớ với mục đich và phạm vi hoạt động của tổ chức sỡ hữu tên miền.
  • Mỗi tên miền được có tối đa 63 ký tự bao gồm cả dấu “.”. § Tên miền được đặt bằng các ký tự (a-z A-Z 0-9) và ký tự “-“.
  • Một tên miền đầy đủ có chiều dài không vượt quá 255 ký tự.

 
 

VI. Định nghĩa máy chủ tên miền (name server)
Máy chủ tên miền (name server) là máy chủ chứa cơ sở dữ liệu dùng cho việc chuyển đổi giữa tên miền và địa chỉ IP. Như cách phân cấp của hệ thống tên miền, tương ứng với mỗi cấp và mỗi loại tên miền có máy chủ tên miền phục vụ tên miền ở cấp đó và loại tên miền đó. Máy chủ tên miền ở mức root sẽ chứa cơ sở dữ liệu quản lý tên miền ở mức top-level-domain. Ở mức quốc gia sẽ có máy chủ tên miền quản lý domain ở mức quốc gia.

 
 

VII. Hoạt động của hệ thống DNS.
Giả sử người sử dụng muốn truy cập vào trang web có địa chỉ là http://www.vnn.vn/.
  1. Trước hết chương trình trên máy người sử dụng gửi yêu cầu tìm kiếm địa chỉ IP ứng với tên miền www.vnn.vn tới máy chủ quản lý tên miền (name server) cục bộ thuộc mạng của nó.

Hình 2: Cơ chế hoạt động của hệ thống DNS
Máy chủ tên miền cục bộ này kiểm tra trong cơ sở dữ liệu của nó có chứa cơ sở dữ liệu chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP của tên miền mà người sử dụng yêu cầu không. Trong trường hợp máy chủ tên miền cục bộ có cơ sở dữ liệu này, nó sẽ gửi trả lại địa chỉ IP của máy có tên miền nói trên.
  1. Trong trường hợp máy chủ tên miền cục bộ không có cơ sở dữ liệu về tên miền này nó sẽ hỏi lên các máy chủ tên miền ở mức cao nhất ( máy chủ tên miền làm việc ở mức root). Máy chủ tên miền ở mức root này sẽ chỉ cho máy chủ tên miền cục bộ địa chỉ của máy chủ tên miền quản lý các tên miền có đuôi .vn.
  2. Máy chủ tên miền cục bộ gửi yêu cầu đến máy chủ quản lý tên miền có đuôi (.vn) tìm tên miền www.vnn.vn. Máy chủ tên miền quản lý các tên miền.vn sẽ gửi lại địa chỉ của máy chủ quản lý tên miền vnn.vn.
  3. Máy chủ tên miền cục bộ sẽ hỏi máy chủ quản lý tên miền vnn.vn này địa chỉ IP của tên miền www.vnn.vn. Do máy chủ quản lý tên miền vnn.vn có cơ sở dữ liệu về tên miền www.vnn.vn nên địa chỉ IP của tên miền này sẽ được gửi trả lại cho máy chủ tên miền cục bộ.
  4. Máy chủ tên miền cục bộ chuyển thông tin tìm được đến máy của người sử dụng.
  5. Người sử dụng dùng địa chỉ IP này để kết nối đến server chứa trang web có địa chỉ www.vnn.vn
    Trở về đầu trang

 
 

VIII. Các bản ghi.
1. Bản ghi kiểu A

Bản ghi kiểu A được dùng để khai báo ánh xạ giữa tên của một máy tính trên mạng và địa chỉ IP tương ứng của nó. Nói cách khác, bản ghi kiểu A chỉ ra tên và điạ chỉ IP của một máy tính trên mạng.
Bản ghi kiểu A có cú pháp như sau:
domain IN A <địa chỉ IP của máy>
Ví dụ:
home.vnn.vn IN A 203.162.0.12
Theo ví dụ trên, tên miền home.vnn.vn được khai với bản ghi kiểu A trỏ đến địa chỉ 203.162.0.12 sẽ là tên của máy tính này. Một tên miền có thể được khai nhiều bản ghi kiểu A khác nhau để trỏ đến các địa chỉ IP khác nhau. Như vậy có thể có nhiều máy tính có cùng tên trên mạng. Ngược lại một máy tính có một địa chỉ IP có thể có nhiều tên miền trỏ đến, tuy nhiên chỉ có duy nhất một tên miền được xác định là tên của máy, đó chính là tên miền được khai với bản ghi kiểu A trỏ đến địa chỉ của máy.

 
 

2. Bản ghi CNAME

Bản ghi CNAME cho phép một máy tính có thể có nhiều tên. Nói cách khác bản ghi CNAME cho phép nhiều tên miền cùng trỏ đến một địa chỉ IP cho trước. Để có thể khai báo bản ghi CNAME, bắt buộc phải có bản ghi kiểu A để khai báo tên của máy. Tên miền được khai báo trong bản ghi kiểu A trỏ đến địa chỉ IP của máy được gọi là tên miền chính (canonical domain). Các tên miền khác muốn trỏ đến máy tính này phải được khai báo là bí danh của tên máy (alias domain). Cú pháp của bản ghi CNAME alias-domain IN CNAME canonical domain Ví dụ : www.vnn.vn IN CNAME home.vnn.vn Tên miền www.vnn.vn sẽ là tên bí danh của tên miền home.vnn.vn , hai tên miền www.vnn.vn và home.vnn.vn sẽ cùng trỏ đến địa chỉ IP 203.162.0.12.

 
 

3. Bản ghi MX

Bản ghi MX dùng để khai báo trạm chuyển tiếp thư điện tử của một tên miền.
Ví dụ, để các thư điện tử có cấu trúc user@vnn.vn được gửi đến trạm chuyển tiếp thư điện tử có tên mail.vnn.vn , trên cơ sở dữ liệu của DNS cần khai báo bản ghi MX như sau;
vnn.vn IN MX 10 mail.vnn.vn
Các thông số được khai báo trong bản ghi MX nêu trên gồm có:
  • vnn.vn : là tên miền được khai báo để sử dụng như địa chỉ thư điện tử.
  • mail.vnn.vn: là tên của trạm chuyển tiếp thư điện tử, nó thực tế là tên của máy tính dùng làm trạm chuyển tiếp thư điện tử.
  • 10 : Là giá trị ưu tiên, giá trị ưu tiên có thể là một số nguyên bất kỳ từ 1đến 255, nếu giá trị ưu tiên này càng nhỏ thì trạm chuyển tiếp thư điện tử được khai báo sau đó sẽ là trạm chuyển tiếp thư điện tử được chuyển đến đầu tiên.
Ví dụ nếu khai báo
vnn.vn IN MX 10 mail.vnn.vn
vnn.vn IN MX 20 backupmail.vnn.vn
Thì tất cả các thư điện tử có cấu trúc địa chỉ user@vnn.vn trước hết sẽ được gửi đến trạm chuyển tiếp thư điện tử mail.vnn.vn. Chỉ trong trường hợp máy chủ mail.vnn.vn không thể nhận thư thì các thư này mới được chuyển đến trạm chuyển tiếp thư điện tử backupmail.vnn.vn.

 
 

4. Bản ghi NS

Bản ghi NS dùng để khai báo máy chủ tên miền cho một tên miền. Nó cho biết các thông tin về tên miền này được khai báo trên máy chủ nào. Với mỗi một tên miền phải có tổi thiểu hai máy chủ tên miền quản lý, dó đó yêu cầu có tối thiểu hai bản ghi NS cho mỗi tên miền.
Cú pháp của bản ghi NS
IN NS
Ví dụ
vnnic.net.vn. IN NS dns.vnnic.net.vn.
Với khai báo trên, tên miền vnnic.net.vn sẽ do máy chủ tên miền có tên dns.vnnic.net.vn quản lý. Điều này có nghĩa, các bản ghi như A, CNAME, MX ... của tên miền vnnic.net.vn và các tên miền cấp dưới của nó sẽ được khai báo trên máy chủ dns.vnnic.net.vn.

 
 

5. Bản ghi PTR

Hệ thống DNS không những thực hiện việc chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP mà còn thực hiện chuyển đổi địa chỉ IP sang tên miền. Bản ghi PTR cho phép thực hiện chuyển đổi địa chỉ IP sang tên miền. Ví dụ về khai báo bản ghi PTR
12.0.162.203.in-addr.arpa IN PTR hơme.vnn.vn
Bản ghi PTR trên cho phép tìm tên miền hom.vnn.vn khi biết địa chỉ IP mà tên miền trỏ tới
-----------------------------Các câu hỏi thường gặp liên quan đến tên miền-----



1. Có bao nhiêu loại tên miền ?
Tên miền đợc chia thành 2 cấp độ cao nhất : tên miền quốc tế và tên miền quốc gia.

Tên miền quốc tế là những tên miền có phần đuôi là com, net, org, info, biz.

Tên miền quốc gia có phần đuôi là ký hiệu của mỗi quốc gia. Ký hiệu này đợc quy định bởi Tổ chức Quản lý Tên miền Quốc tế (ICANN). Việt Nam có phần đuôi là VN, Australia là AU, Pháp là FR, ... Hiện có hơn 200 tên miền quốc gia khác nhau. D ư ới mỗi tên miền quốc gia có tên miền cấp 2 và cấp 3 ( thí dụ COM.VN, EDU.VN, ...)

2. Khác nhau giữa các tên miền com, net, org ?
Không có quy định bắt buộc đối với tên miền quốc tế khi sử dụng .com, .net, . org.
- Thông thường các tên miền .com đợc dùng cho doanh nghiệp và các tổ chức thương mại.
- Tên miền .net được dùng cho các công ty cung cấp dich vụ internet.
- Tên miền .org được dùng cho cơ quan chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận.

3. Ai có thể đăng ký tên miền ?
Tên miền quốc gia có quy định riêng đối với từng quốc gia. Đối với tên miền quốc tế thì không có một hạn chế nào về đối tợng đăng ký tên miền. Tất cả cá nhân, tổ chức, không phân biệt thuộc quốc gia nào đều có thể đăng ký một hoặc nhiều tên miền quốc tế.

4. Ai là ngời sở hữu tên miền ?
Khách hàng đăng ký là người có toàn quyền sở hữu tên miền.

5. Ai quản lý các tên miền ?
Tên miền quốc tế và tên miền quốc gia cấp 1 do tổ chức Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN) quản lý. Tên miền quốc gia cấp thấp hơn do cơ quan quản lý tên miền của từng nước quản lý. ở Việt Nam, cơ quan quản lý tên miền quốc gia là VNNIC.

6. Chi phí để đăng ký tên miền ?
Tên miền quốc gia có quy định riêng đối với từng quốc gia. Đối với tên miền quốc tế, chi phí đăng ký tuỳ thuộc vào mức giá của từng nhà cung cấp( Registrar).Phí đăng ký tên miền tại Network Solutions Inc và Register.com, là 70USD/ 2 năm.

7. Có thể đăng ký tên miền với thời hạn tối đa bao lâu ?
Tên miền có thể đăng ký với thời hạn từ 1 đến 10 năm. Khi hết thời hạn đã đăng ký, người chủ của tên miền cần phải đăng ký lại.

8. Khi nào có thể sử dụng tên miền đã đăng ký ?
Tuỳ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ đăng ký, một tên miền cần 24 - 48 giờ để có thể sử dụng được

9. Khi đã đăng ký tên miền xong, tôi có thể tạo website cho mình không ?
Không, bạn cần một dịch vụ gọi là web hosting để chứa các website do mình tạo ra. Các trang web do bạn thiết kế sẽ được đặt trong một máy chủ có nối mạng internet. Khi người truy cập gõ một địa chỉ website, các máy chủ này sẽ cung cấp các trang web đã được lưu trước đó. ECO là nhà cung cấp cả dịch vụ đăng ký tên miền và web hosting chuyên nghiệp.

10. Có thể đăng ký tên miền mà không đăng ký dịch vụ webhosting ?
Bạn hoàn toàn có thể chỉ đăng ký tên miền trước. Khi website được thiết kế xong, bạn mới cần dịch vụ webhosting. Bạn cũng có thể đăng ký nhiều tên miền, rồi dùng dịch vụ URL Forwarding để sử dụng chung một dịch vụ webhosting.
Bạn muốn mua một tên miền (domain) -->bạn cần liên hệ nhà cung cấp(trong nước hoặc ngoài nước)
+ Sau khi mua tên miền,bạn sẽ được nhận info đầy đủ về tên miền của bạn.
+ Ví dụ mình mua tên miền bên matbao, sẽ nhận được info, sau đó theo info mình sẽ vào domain.matbao.net để config domain của mình

Hình sau thể hiện thông tin đăng ký tên miền



Tuỳ nhà cung cấp mà bạn sẽ được edit phần gì,đối với ví dụ này mình chỉ edit được password và DNS server.

Bạn lưu ý change DNS server về đúng DNS server mà mình sẽ config các record,ở đây là mình change về dns của dns-diy.net

Khung cấu hình dns đối với tên miền của mình như sau :




Chú ý:
- IP trong phần data bên trên chính là IP do nơi bạn hosting cung cấp, địa chỉ IP 203.210.223.177 chỉ là ví dụ.

-
thông số MX trong phần type: mail.demo-projects.com. (bạn cần phải nhập vào dấu . sau tên miền của bạn)


Tại sao bạn cần phải cấu hình domain của bạn : lý do là một lúc nào đó bạn cần thay đổi nơi hosting -->bần cần chỉnh sửa lại.

Forum đã có bài viết về tạo web,mail online bằng IP động, các bạn có thể sử dụng IP động này cho phần data ở trên,tất nhiên là khi đó IP động có change thì bạn phải vô config ip lại .Thời gian để DNS server update hơi lâu nên chịu khó chờ.

Bạn có thể bấm Lookup để xem DNS server của domain đã thiết lập đúng hay chưa (theo hình dưới thì ok )




Và đây là kết quả

Tôi xin bổ sung chút xíu về vấn đề giải quyết tranh chấp tên miền

Khái niệm chung về khiếu nại đối với tên miền:
Tên miền được các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đăng ký nhằm mục đích thể hiện quyền và lợi ích chính đáng của mình trên Internet, thông qua đó góp phần quảng bá về tổ chức, sản phẩm, dịch vụ và tiến hành các hoạt động thương mại và phi thương mại trong môi trường Internet toàn cầu. Các tên miền hoạt động trên mạng phải đáp ứng được một số yêu cầu trong đó quan trọng nhất là tính duy nhất của tên miền.
Các khiếu nại về tên miền được phân làm hai loại:
1. Các khiếu nại liên quan đến thủ tục hành chính giải quyết cấp phát tên miền Internet.
2. Các khiếu nại liên quan đến việc cấp tên miền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có trước ngày đăng ký. Dạng khiếu nại này xảy ra trong trường hợp một chủ thể tiến hành đăng ký tên miền và phát hiện thấy tên miền này đã được sử dụng bởi một chủ thể khác. Có hai lý do cho tình trạng này.
Thứ nhất, trong khi pháp luật của các nước công nhận sự cùng tồn tại của các nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ giống nhau giữa các quốc gia thì hệ thống tên miền trên thế giới cũng như tại mỗi quốc gia chỉ chấp nhận tính duy nhất của một tên miền cụ thể. Do đó, khả năng nhiều chủ thể cùng xin đăng ký một tên miền ở những thời điểm khác nhau là vì tên miền là duy nhất nhưng sự cùng tồn tại của nhiều thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ lại là điều rất có thể xảy ra.
Thứ hai, do tính đa dạng và cạnh tranh cao của môi trường thương mại, nhiều chủ thể kinh doanh đã tiến hành đăng ký trước những tên miền mà theo sự tính toán của họ, trong tương lai sẽ có chủ thể đăng ký. Khi có đối tượng cần đăng ký, chủ thể kinh doanh này sẽ bán lại để thu lợi. Hiện tượng này được gọi là “đầu cơ tên miền” (domain name speculation). Có một dạng khác là các chủ thể kinh doanh đăng ký
trước tên miền của các đối thủ cạnh tranh trên thương trường của mình nhằm gây khó khăn cho công việc kinh doanh và công tác tiếp thị của họ. Hiện tượng này thường được biết đến với tên gọi “chiếm dụng tên miền” (domain name cybersquatting).
Trước thực trạng trên, Tổ chức quản lý Tên miền và Số hiệu mạng thế giới (ICANN), phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), đã tiến hành nghiên cứu và ban hành "Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất" được điều chỉnh bằng phương thức hoà giải (Alternative Dispute Resolution – ADR) và trọng tài (Arbitration), dựa trên các quy định về trọng tài thương mại, có tính đến các yếu tố kỹ thuật của tên miền. Mục tiêu của chính sách này là:
  • Giải quyết trực tiếp các tranh chấp tên miền tên miền cấp cao dùng chung;
  • Tạo nên thông lệ chung về giải quyết các tranh chấp tên miền
Chính sách này sau khi ra đời năm 1999 đã được đa số các tổ chức quản lý tên miền cấp cao trên thế giới áp dụng và ngày nay đã trở thành một thông lệ được mặc định hiểu là “phải có” đối với tên miền.

Tham khảo từ VNNIC
Các khuyến nghị của ICANN về giải quyết khiếu nại
liên quan tới tranh chấp tên miền
 
Sau khi phê chuẩn UDRP, ICANN chỉ định 4 tổ chức sau đây làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ giải quyết các khiếu nại liên quan tới tranh chấp tên miền:
  • Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
  • Diễn đàn trọng tài quốc gia (NAF)
  • Công ty CPR
  • Công ty eResolution
Căn cứ vào tính hiệu quả của chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất đã ban hành, ICANN đã khuyến dụ tất cả các tổ chức quản lý tên miền cấp cao áp dụng hoặc xây dựng chính sách giải quyết khiếu nại liên quan đến tranh chấp tên miền theo thông lệ thống nhất nhằm tạo nên sự hài hoà, thống nhất về mặt thông lệ trong quá trình giải quyết các khiếu nại về tranh chấp tên miền.
Theo thống kê của WIPO, từ tháng 10/1999 - 05/2003, số lượng tranh chấp tên miền cấp cao dùng chung được giải quyết tại WIPO đã lên tới con số 5.000, chưa kể đến các tranh chấp được giải quyết tại các tổ chức khác và các tranh chấp tên miền cấp cao mã quốc gia. Có thể nói, ở mỗi loại tên miền cấp cao, số lượng tên miền đăng ký càng nhiều thì khả năng tranh chấp càng lớn.
Sau khi chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất ra đời, nhiều tổ chức quản lý tên miền cấp cao mã quốc gia đã lần lượt xây dựng chính sách giải quyết tranh chấp tên miền dựa trên nội dung của UDRP và pháp luật của họ. Đa số các nước như đều có lựa chọn đối tác là các tổ chức làm về luật pháp để giải quyết vấn đề này. Từ kinh nghiệm xử lý các vấn đề tương tự, Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế của các nước thường được tin cậy lựa chọn làm đơn vị giải quyết tranh chấp tên miền (như tại Trung Quốc, Singapore, Hongkong,...)

Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền của Trung tâm Thông tin mạng Singapore (SGNIC)
SGNIC không tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp tên miền mà chỉ ban hành “Chính sách giải quyết tranh chấp tên
miền .SG” và sau đó uỷ quyền cho Trung tâm Trọng tài Thương mại quốc tế Singapore (SGIAC) đứng ra giải quyết các tranh chấp tên
miền .SG. SGIAC là tổ chức phi lợi nhuận bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Singapore có chức năng, nhiệm vụ giải quyết
các tranh chấp mang tính thương mại, sở hữu trí tuệ, xuất nhập khẩu, đấu thầu . . .
Số lượng tên miền tranh chấp dưới đuôi .SG được giải quyết qua SGIAC hiện nay là 21 tên miền.

Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền .CN của Trung tâm Thông tin mạng Internet Trung Quốc (CNNIC)
Áp dụng “Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền” do ICANN xây dựng, CNNIC đã xây dựng “Chính sách giải quyết tranh
chấp tên miền .CN” và uỷ quyền cho Uỷ ban Trọng tài Thương mại quốc tế Trung Quốc giải quyết các tranh chấp tên miền .CN.
Uỷ ban Trọng tài Thương mại quốc tế Trung Quốc (CIETAC) là cơ quan trực thuộc Phòng Thương mại Trung Quốc
(China Chamber of Commerce –CCC) được thành lập năm 1998 trên cơ sở của Uỷ ban hoà giải Ngoại thương Trung Quốc.
CIETAC chuyên cung cấp các dịch vụ giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực sau:
Các tranh chấp có liên quan đến hoạt động ngoại thương
Các tranh chấp giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các đơn vị kinh tế trong nước, các cơ quan pháp luật.
Các tranh chấp phát sinh trong quá trình tài trợ dự án, viện trợ, mời thầu, đầu thầu và xây lắp.
Các tranh chấp khác mà các chủ thể nhất trí yêu cầu CIETAC giải quyết.
Số lượng tên miền tranh chấp dưới đuôi .CN được giải quyết tại Uỷ ban Trọng tài Thương mại quốc tế Trung Quốc đến nay là 50.
Ngoài ra, các tổ chức quản lý tên miền cấp cao dùng chung khác như KRNIC của Hàn Quốc, THNIC của Thái Lan, AuDA của Australia . . . cũng đã ban hành chính sách giải quyết tranh chấp tên miền và uỷ nhiệm cho các chủ thể có đủ năng lực để cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp tên miền.

Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền của Trung tâm Giải quyết tranh chấp tên miền châu Á
Trung tâm Giải quyết tranh chấp tên miền châu Á (ADNDRC) được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa Uỷ ban
Trọng tài Thương mại quốc tế Trung Quốc (CIETAC) và Trung tâm Trọng tài quốc tế Hồng Kông (HKIAC). Trước nhu cầu giải quyết tranh chấp các tên miền trong khu vực châu Á ngày một gia tăng, hai tổ chức trên đã tiến hành liên kết thành lập ADNDRC để giải quyết tranh chấp tên miền trên cơ sở Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất của ICANN.
Như vậy, có thể thấy do mối liên hệ mật thiết giữa tên miền và tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ . . . và thực tế sử dụng, tên miền đã trở thành một đối tượng tranh chấp giữa nhiều chủ thể và không một tổ chức quản lý tên miền cấp cao nào, dù là tên miền cấp cao dùng chung hay tên miền cấp cao mã quốc gia có thể hoàn toàn triệt tiêu hiện tượng này. Việc đến nay, hầu hết các tổ chức quản lý tên miền cấp cao đã ban hành chính sách và cách thức giải quyết tranh chấp tên miền dựa trên UDRP của ICANN là một minh chứng cho nhận định trên và cũng là biện pháp giúp cho các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp đối với tên miền có quyền phản ánh tổ chức, hoạt động của mình trên Internet, đồng thời góp phần hỗ trợ các tổ chức quản lý tên miền cấp cao thực hiện tốt mục tiêu quản trị và phân bổ tên miền tới cộng đồng.


Tham khảo từ VNNIC
Một số các vụ việc tiêu biểu liên quan tới
khiếu nại, tranh chấp tên miền
1. Google và các tên miền .CN liên quan đến dịch vụ của Google
Google – nhà cung cấp công cụ tìm kiếm Internet với nhiều sản phẩm trực tuyến nổi tiếng trên Thế giới có thể sẽ đối mặt với những vụ tranh chấp tên miền liên quan tới những tên miền .CN tại Trung Quốc, ngay sau khi Google đã bỏ ra một khoản chi phí gần một triệu ND tệ (US $ 123.456) để đăng ký các tên miền google.com.cngoogle.cn. Vấn đề đặt ra là liệu Google sẽ đưa vấn đề này ra theo hình thức trọng tài phân xử hay là mua lại tên miền đó.
Theo thống kê từ Trung tâm Thông tin mạng Internet Trung Quốc (CNNIC), khi chính thức triển khai cung cấp dịch vụ thư điện tử Gmail cho toàn cầu vào cuối tháng Tư năm ngoái, Google đã đăng ký tên miền gmail.com.cn, nhưng tên miền gmail.cn lại bị đăng ký bởi một Công ty khác có trụ sở tại Bắc Kinh đăng ký từ tháng 8 năm 2003, cách xa thời điểm mà Google triển khai dịch vụ Gmail.
Các chuyên gia pháp lý về tranh chấp trong lĩnh vực Internet cho rằng Google sẽ chắc chắn không chịu để cho các công ty khác đăng ký sử dụng nhãn hiệu toàn cầu của mình, nhưng xem ra thì Google khó có thể lấy lại được tên miền thông qua hình thức trọng tài hay tòa án trừ khi Google chứng minh được rằng Công ty kia đăng ký tên miền với mục đích xấu.
CNNIC còn cho biết, Gmail.cn không chỉ là tên miền duy nhất mà Google thất bại trong việc đăng ký sử dụng. Một số tên miền .CN liên quan tới các sản phẩm trực tuyến của Google, ví dụ như Google Talk, Google Earth và Google Local, cũng bị các Công ty khác đăng ký. Ngay khi Google vừa mới giới thiệu dịch vụ tìm kiếm trong phạm vi địa phương có tên là Local tại thị trường Trung Quốc vào tháng 3 năm 2004 thi chỉ vài tuần sau một Công ty ở tỉnh Quảng Đông miền Nam Trung Quốc đã đăng ký ngay tên miền googlelocal.cn googlelocal.com.cn. Những tên miền googletalk.cngoogletaltalk.com.cn cũng bị đăng ký bởi một chủ thể khác cùng vào thời điểm mà Công ty Google tung dịch vụ Google Talk ra thị trường. Tương tự như vậy, một Công ty có trụ sở tại Mỹ đã nhanh chóng đăng ký một vài tên miền khác của Google như googlemap.cngooglearth.cn.
Theo ý kiến của chuyên gia pháp lý thì chính lý do chi phí đăng ký thấp và khả năng thu lợi cao đã khiến cho các tên miền .CN liên quan đến Google đang trở thành “mục tiêu đầu tư”cho giới đầu cơ tên miền. Vì thế, chuyên gia này đã khuyến nghị rằng bất kỳ Công ty nào có chiến lược mở rộng phạm vi kinh doanh cũng nên triển khai toàn diện bảo vệ bằng tên miền .CN của mình càng sớm càng tốt và nhìn nhận “Chỉ mất có vài nghìn NDT, cùng lắm là 10.000 NDT (US $ 1.235) là có thể đăng ký hàng trăm tên miền .CN. Đó là một chi phí quá nhỏ đối với một Công ty lớn. Việc làm đó giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiền của. Tuy vậy, khi nhận thức được điều đó thì rất nhiều công ty đã phát hiện ra rằng các tên miền mình định đăng ký thì đã bị đăng ký mất”. Như trường hợp của Công ty Deutsche Telekom AG của Đức - một trong số những Công ty nước ngoài thực hiện những hành động hiệu quả để bảo vệ thương hiệu của họ trên mạng, mặc dù chưa hoạt động tại thị trường Trung Quốc nhưng đã đăng ký trên 100 tên miền .CN là một dẫn chứng cụ thể bằng cách thiết lập các hệ thống bảo hộ tên miền Internet đã tránh được rất nhiều rủi ro bị xâm phạm thương hiệu trước khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Hãng Samsung đăng ký xấp xỉ 470 tên miền .CN cũng là một nỗ lực lớn bao phủ rất nhiều thương hiệu, nhãn hiệu chính - phụ, tên tuổi với bất kỳ từ ngữ nào có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới danh tiếng của công ty.
“Việc đăng ký bao vây đang dần trở thành một tập quán chung”, các chuyên gia pháp lý nhận định.
Điều đơn giản nhất có thể thấy qua bài học kinh nghiệm của Google với những rắc rối về tên miền .CN là: để không mua sự phiền toái bực mình, không mất thời gian cho việc kiện tụng tranh chấp và tất nhiên là cả chi phí không nhỏ cho việc kiện tụng thì có lẽ không có biện pháp nào đơn giản và hữu hiệu hơn là đăng ký “bao vây” để không ai có thể đăng ký tên miền giống của bạn cả cách viết lẫn cách đọc.

2. Khiếu nại liên quan đến tranh chấp tên tổ chức:
FIFA, Liên đoàn Bóng đá Quốc tế và là nhà tổ chức Cúp bóng đá thế giới World Cup, và ISL, đại lý tiếp thị độc quyền của FIFA đã kiện một Bị đơn về việc lạm dụng 15 tên miền như: worldcup2002.com, 2002worldcup.org. Hai năm sau khi những tên miền này được đăng ký, Bị đơn đã gửi thông báo tới một trong các Nguyên đơn nêu rằng về thực chất: “Tôi là chủ của các tên miền trên. Tôi hiểu rằng công ty các ngài đang chuẩn bị lập một website. Tôi muốn hỏi rằng liệu những tên miền trên có thể sử dụng được cho website của công ty các ngài không? Nếu các ngài quan tâm đến bất kỳ tên miền nào nói trên, tôi sẵn lòng
bán lại cho công ty các ngài. “Các Nguyên đơn cho rằng những tên miền trên tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu “World Cup của FIFA đã đăng ký ở nhiều nước, kể cả ở Hàn Quốc và Nhật Bản là những nơi đã diễn ra World Cup 2002.
Thành viên Hội đồng duy nhất đã công nhận 13 tên miền có cụm từ “World Cup” tương tự dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu World Cup đã đăng ký. Tuy nhiên, hai tên miền còn lại (wc2002.comwc02.com) không làm người ta nghĩ ngay đến World Cup (thành viên hội đồng cho rằng hai tên miền đó có thể nói đến nhà vệ sinh “water closet”). Thành viên Hội đồng quyết định rằng việc sử dụng các tên miền nói trên, cho dù vì các mục đích phi thương mại, là không hợp pháp hoặc công bằng vì Bị đơn đã sao chép website chính thức của Nguyên đơn mà không có thêm ý tưởng mới nào bổ sung.
Về luận điểm cho rằng Bị đơn hành động với dụng ý xấu, hội thẩm viên nhận thấy đề nghị bán các tên miền của Bị đơn không hình thành sự kiện là Bị đơn đăng ký các tên miền trước hết vị mục đích bán lại cho Nguyên đơn. Tuy nhiên, kết luận hợp lý duy nhất từ sự kiện Bị đơn đăng ký một số lượng lớn các tên miền nói trên là Bị đơn có ý định lưu giữ các tên miền nhằm ngăn cản các Nguyên đơn đưa nhãn hiệu hàn hoá World Cup thành một tên miền tương ứng. Vì vậy, thành viên Hội đồng đã yêu cầu chuyển giao 13 tên miền (trừ hai tên miền chỉ có chữ “wc”) cho FIFA.
Tranh chấp tên miền không loại trừ bất kỳ chủ thể nào, cho dù đó là Liên đoàn Bóng đá thế giới nổi tiếng.

3. Khiếu nại liên quan đến tranh chấp tên doanh nghiệp:
3.1. Hãng hàng không AirFrance và tên miền wwwairfrance.com
AirFrance là hãng hàng không nổi tiếng của Pháp và đã đăng ký rất nhiều tên miền theo tên công ty để quảng bá, bảo vệ thương hiệu và cung cấp dịch vụ đặt vé trực tuyến và hàng năm phải đầu tư khoảng € 350.000 để duy trì sự hoạt động của các tên miền này.
Năm 2001, AirFrance phát hiện hãng Unicon Media đã đăng ký tên miền wwwairfrance.com và dẫn đến website www.superinternetdeals.com/cheaptickets.html chuyên kinh doanh vé máy bay chiết khấu và các chương trình giảm giá du lịch. Ngay lập tức, AirFrance đã gửi thư yêu cầu Unicon Media ngừng sử dụng tên miền này nhưng chẳng những không nhận được phản hồi mà sau đó còn được biết tên miền này đã được Union Media chuyển bán cho công ty Seven Summit Ventures. Một lần nữa, AirFrance lại nhận được sự im lặng sau khi gửi yêu cầu tới Seven Summit Ventures yêu cầu chấm dứt sử dụng tên miền và vì vậy, AirFrance đã đệ đơn lên WIPO yêu cầu xử lý tranh chấp tên miền theo chính sách và cơ chế giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất.
Sau những nỗ lực không thành công trong việc liên hệ với Seven Summit Ventures, WIPO đã đưa khiếu nại về tên miền wwwairfrance.com của AirFrance ra xét xử và phán quyết như sau: (i) tên miền wwwairfrance.com dễ nhầm lẫn với thương hiệu Airfrance nổi tiếng vì tiền tố www là viết tắt của World Wide
Web rất phổ biến và không đủ khả năng tạo nên sự khác biệt giữa tên miền và thương hiệu; (ii) bị đơn không có mối quan hệ kinh doanh nào với nguyên đơn, không phải là đại lý của nguyên đơn. Hơn nữa, nguyên đơn cũng chưa từng cho phép bị đơn sử dụng thương hiệu của mình vì bất kỳ mục đích gì; (iii) mặc dù bị đơn mua lại tên miền của một chủ thể khác nhưng trước đó, tên miền đã bị chủ thể đăng ký trái phép. Vì những lý do trên, hội đồng trọng tài của WIPO quyết định trả lại tên miền cho AirFrance.

3.2. Tranh chấp tên miền gần giống và tương tự
Công ty Coryn Group Apple Vacations West, bang Pennsylvania, US tiến hành khởi kiện công ty V.S. International, bang Florida, US tại Trung tâm Trọng tài WIPO về việc đăng ký tên miền applevactions.com với một số lập luận như sau:
- Nguyên đơn đã đăng ký thương hiệu APPLE và APPLEVACATIONS tại Mỹ và Mexico, và sử dụng liên tục từ năm 1979. Nguyên đơn cũng sử dụng têm miền applevacations.com để quảng cáo, bán và xúc tiến các dịch vụ du lịch và đặt chỗ của mình.
- Tên miền applevactions.com của bị đơn giống với nhãn hiệu APPLEVACATIONS của nguyên đơn nên đã gây ra những nhầm lẫn trong khách hàng.
- Bị đơn không có quyền hoăc lợi ích hợp pháp liên đến tên miền
- Bị đơn đã đăng ký và sử dụng tên miền applevactions.com với mục đích xấu.
Hội đồng trọng tài, sau khi không tiếp nhận được phản ứng từ bị đơn đã đưa ra phán quyết như sau:
- Tên miền applevactions.com thực sự giống nhãn hiệu và tên miền của nguyên đơn. Việc viết thiếu chữ cái “a” thứ hai trong từ “vacation” được coi là hành vi cố ý viết lệch đi tên nhãn hiệu của nguyên đơn, một nhãn hiệu nổi tiếng. Đây là thủ đoạn đầu cơ tên miền là những thương hiệu nổi tiếng để kiếm lời.
- Theo điều tra thấy rằng tên miền applevactions.com của bị đơn đã tự động dẫn người sử dụng đến trang web chính của bị đơn tại địa chỉ: www.discountreservation.com, một trang web cạnh tranh với trang web của nguyên đơn. Trọng tài cho rằng tên miền applevactions.com sẽ là vô nghĩa nếu không được sử dụng để kết nối đến trang web www.applevacations.com của nguyên đơn. Hơn nữa, bị đơn không có mối quan hệ thành viên với nguyên đơn, cũng không chào hàng tại applevactions.com, và chắc chắn nguyên đơn không được biết đến qua tên miên vô nghĩa này.
- Bị đơn là đối thủ cạnh tranh của nguyên đơn đã cố ý chuyển hướng lưu lượng người sử dụng đến trang web của mình vì mục đích thương mại cá nhân.

Với 3 lập luận trên, và theo Điều 4(a) của Chính sách và Điều 15 của Điều lệ, Uỷ ban trọng tài đã quyết định tên miền applevactions.com phải được chuyển sang cho nguyên đơn.

Hiện nay, tranh chấp tên miền theo tên doanh nghiệp là một hiện tượng hết sức phổ biến. Nguyên nhân gây tranh chấp có thể do sự trùng lặp, giống nhau giữa các tên doanh nghiệp; các đối thủ đăng ký tên miền để khống chế lẫn nhau hoặc đăng ký để bán lại thu lợi nhuận. Tuỳ theo nguyên nhân, chính sách và
cơ chế giải quyết tranh chấp tên miền có những phương thức xử lý khác nhau: tên miền có thể được giữ nguyên chủ sở hữu, bị huỷ bỏ hoặc chuyển đổi. Chính vì lý do này, tên miền thường được đăng ký song song với sự ra đời của doanh nghiệp, thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn đăng ký tên miền theo tên doanh nghiệp dưới nhiều đuôi khác nhau, hoặc với các ký tự gần giống, tương tự với tên doanh nghiệp để thu hút sự truy nhập của người sử dụng Internet.

4. Khiếu nại liên quan đến tranh chấp nhãn hiệu hàng hoá:
4.1. Toyota Motor và các tên miền Lexus.
Toyota, tập đoàn sản xuất xe ôtô nổi tiếng của Nhật Bản đã tiến hành kiện bị đơn là ông Mark Whitiling, quốc tịch Mỹ vì đã đăng ký hai tên miền mylexus.commaillexus.com. Theo cáo buộc của nguyên đơn, các tên miền này được đặt theo tên của dòng xe Lexus nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại nhiều nước, trong đó có Mỹ. Trước khi tiến hành nộp hồ sơ lên Trung tâm trọng tài, nguyên đơn đã nhiều lần liên hệ với bị đơn yêu cầu ngừng sử dụng hai tên miền trên nhưng đều không nhận được trả lời.
Sau khi tiếp nhận đơn kiện, Trung tâm Trọng tài WIPO đã thành lập hội đồng trọng tài một thành viên và liên hệ với bị đơn và nhận được lập luận như sau: tên miền mylexus.com được đăng ký với mục đích xây dựng một diễn đàn cho những người yêu thích dòng xe Lexus; tên miền lexusmail.com được đăng ký để tạo thư điện tử cho các đối tượng nói trên.
Sau khi thu thập chứng cứ, hội đồng trọng tài phán quyết như sau:
- Lexus là một nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu và đã được đăng ký bảo hộ tại Mỹ, Các cụm từ trong hai tên miền đăng ký như “MY” và “MAIL” là các từ phổ thông, không có khả năng tạo sự khác biệt với nhãn hiệu hàng hoá;
- Do Lexus là một nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu nên khi bị đơn đăng ký tên miền chắc chắn phải biết tên miền là tên một dòng xe của hãng Toyota. Việc xây dựng các forum và hòm thư điện tử của bị đơn là một biện pháp để thu hút người sử dụng đến với địa chỉ website và được coi là một hành vi đăng ký vì mục đích xấu.
Trên cơ sở đó, hôi đồng trọng tài ra quyết định bị đơn phải hoàn trả quyền sở hữu hai tên miền này cho nguyên đơn.

4.2. Tên miền National và Panasonic của Matsushita Electric Industrial
Sau khi phát hiện nationalpanasonic.comnational-panasonic.com được một chủ thể tại Mỹ đăng ký, Matsushita Electric Industrial đã khiếu kiện lên WIPO yêu cầu xử lý tranh chấp tên miền theo chính sách và cơ chế giải quyết tranh chấp tên miền.của ICANN. Một số lập luận của nguyên đơn là:
- Hai tên miền trên với các từ “NATIONAL” và “PANASONIC” giống hệt hay gây nhầm lẫn do giống với nhãn hiệu của Nguyên đơn. Những nhãn hiệu này nổi tiếng không những ở Nhật bản, mà trên cả thế giới bao gồm cả nước Mỹ.
- Nguyên đơn là một công ty nổi tiếng với các sản phẩm điện tử, mạng máy tính và nhiều dịch vụ liên quan khác trên khắp thế giới.
- Bị đơn không có quyền và lợi ích hợp pháp đối với hai tên miền trên.
- Bị đơn không được sự cho phép của Nguyên đơn để sử dụng những nhãn hiệu này.
- Bị đơn đã không sử dụng những tên miền này vào mục đích kinh doanh trung thực.
- Những website liên quan đến hai tên miền này không tồn tại.
Trung tâm Trọng tài nhận được một số kháng cáo sau đây của bị đơn:
- Những tên miền này không hề giống với nhãn hiệu của Nguyên đơn. tên “NATIONAL” tương tự với hàng ngàn nhãn hiệu khác trên thế giới. Bị đơn không hiểu cái tên “NATIONAL” là nhãn hiệu ở đâu vì mọi quốc gia đều có các ngân hàng, tổ chức chính trị (bao gồm cả các cơ quan chính phủ), hiệp hội và tổ chức kinh doanh sử dụng cái tên này.
- Nguyên đơn chưa bao giờ sử dụng hai từ “NATIONAL” và “PANASONIC’ liền với nhau. Bị đơn dự định kết hợp hai tên miền này với nhau cho một tổ chức mới, tổ chức này không bán các mặt hàng hay dịch vụ điện tử mà là bán thịt đà điểu và những sản phẩm liên quan đến thịt đà điểu.
- Bị đơn chỉ chậm trễ trong việc phát triển các trang web này mà thôi.
- Bị đơn không bán hay cố ý bán các sản phẩm của Nguyên đơn và Bị đơn cũng không hề nhân danh Nguyên đơn.
Phán quyết của Trọng tài:
- Nguyên đơn đã đăng ký một lượng lớn nhãn hiệu có hai từ “NATIONAL” và “PANASONIC” tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, đăng ký lâu nhất là từ năm 1930. Từ “PANASONIC” là một từ có giá trị. Vì vậy, trọng tài thấy rằng chưa cần xét đến các đăng ký nhãn hiệu có từ “NATIONAL”, hai tên miền đăng ký đã giống với nhãn hiệu ‘PANASONIC” vì việc thêm từ ‘NATIONAL” không làm cho hai tên miền này khác biệt so với những nhãn hiệu của Bị đơn.
- Nguyên đơn không hề cho phép Bị đơn sử dụng bất kỳ nhãn hiệu nào của Nguyên đơn hay cho phép Bị đơn đăng ký những tên miền này.
- Bị đơn không sử dụng hai tên miền này để kinh doanh trung thực.Bi đơn không được biết đến qua hai tên miền này, và bị đơn cũng không kinh doanh những mặt hàng liên quan đến hai tên miền trên, đồng thời không sử dụng chúng một cách công bằng và vô tư theo pháp luật.
- Bị đơn dự định sử dụng hai tên miền này cho một tổ chức mới kinh doanh thịt đà điểu và các sản phẩm liên quan đến thịt đà điểu. Tuy nhiên, điều này không chứng minh được rằng Bị đơn có quyền và lợi ích hợp pháp đối với hai tên miền trên, theo điểu 4(c) của Chính sách.
- Ngoài ra, bị đơn đăng ký hai tên miền này nhằm mục đích bán lại cho nguyên đơn để kiếm lời. Điều này được thể hiện qua những bức thư điện tử mà bị đơn gửi cho nguyên đơn, trong đó có đoạn:
“Sau đây là những điều tôi muốn. Tôi muốn hai tên miền này được trả giá hợp lý, được tham gia vào chiến lược quản cáo của các ngài trên các biển quảng cáo, TV, và muốn được gặp gỡ trao đổi về việc
quảng bá hình ảnh của tôi. Tôi muốn có một số thiết bị điện tử của các ngài và được công ty Matsushita bảo trợ dự án Dachoworld của tôi tại Thái Lan.”
Dựa trên những luận điểm trên, Hội đồng trọng tài phán quyết tên miền phải được trao trả lại cho nguyên đơn.

4.3. Tên miền Sofitel.com của Accor
Công ty ACCOR (Société Anonyme ACCOR), có địa chỉ tại số 2, đường De la Mare Neuve, ÉVRY (Pháp) là một công ty hoạt động trong lĩnh vực khách sạn và nhà hàng trên khắp thế giới, với tên thương mại và nhãn hiệu hàng hoá là SOFETEL, MERCURE, NOVOTEL, IBIS, FORMULE I, RED ROOF INNS và MOTELS 6. Công ty ACCOR là chủ sở hữu với hàng loạt các nhãn hiệu hàng hoá SOFITEL trên khắp thế giới, trong số đó có Việt Nam. Công ty ACCOR đồng thời sở hữu hàng loạt các tên miền, ví dụ như ; ; . . .
Qua điều tra, công ty ACCOR phát hiện ra hai tên miền và bị một cá nhân đang sinh sống tại Việt Nam không xác định rõ nhân thân, lấy tên là FOR SALE, đăng ký qua công ty MELBOURNE IT và sử dụng nhằm mục đích trục lợi. Khi khai báo với cơ quan đăng ký, cá nhân này đã sử dụng một địa chỉ giả.
Công ty ACCOR cùng luật sư của mình quyết tâm giành lại các tên miền để bảo vệ uy tín của công ty tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Trước tiên, công ty ACCOR đã gửi một thư cảnh báo qua đường thư đảm bảo và email đến FOR SALE yêu cầu chuyển giao các tên miền tranh chấp. Thư gửi qua đường thư đảm bảo bị trả lại với ghi chú là “địa chỉ không có”. Tuy nhiên, một tháng sau, FOR SALE gửi qua email một thư trả lời bằng tiếng Anh như sau: “Cám ơn đã gửi email cho tôi. Nhưng hiện nay các tên miền này đã bị huỷ cho nên tôi không thể kiểm soát nó. Tôi rất tiếc về điều đó”.
Ngày 19/12/2003, công ty ACCOR đã nộp đơn kiện lên Trung tâm Trọng tài và hoà giải quốc tế yêu cầu Trung tâm ra quyết định buộc FOR SALE phải chuyển giao các tên miền tranh chấp.
Ngày 05/01/2004, Trung tâm đã thông báo chính thức tới FOR SALE (bị đơn) về khiếu nại của ACCOR (nguyên đơn) và thủ tục khiếu nại bắt đầu. Hết thời hạn trả lời, tức là ngày 25/01/2004, bị đơn đã không hề có bất kỳ phản hồi nào lại thông báo của Trung tâm.
Các luật sư phân tích rằng, các tên miền tranh chấp là trùng lặp hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu hàng hoá của Công ty ACCOR. Các tên miền tranh chấp và bắt chước hoàn toàn nhãn hiệu SOFITEL đã đăng ký và đang được bảo hộ tại Việt Nam cũng như trên khắp thế giới. “Plaza” là một danh từ chung có liên hệ với khách sạn, và nó không đủ sức để tạo ra sự khác biệt cho riêng để tránh đi sự tương tự tới mức gây nhầm lẫn giữa các tên miền tranh chấp với các nhãn hiệu của nguyên đơn. Mà trái lại, việc thêm một danh từ chung như “hotel” hay “plaza” vào chỉ
càng làm tăng thêm sự nhầm lẫn bởi vì những từ như thế này mang tính mô tả sản phẩm và dịch vụ của nguyên đơn. Ngoài ra, nhãn hiệu SOFITEL được sử dụng tại Việt nam là “Sofitel Plaza”. Trên thực tế, nguyên đơn đang vận hành hai khách sạn SOFITEL PLAZA, một ở Hà Nội và một ở Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, các tên miền tranh chấp tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của Nguyên đơn và trùng lặp với nhãn hiệu hàng hoá Nguyên đơn đang sử dụng tại Việt Nam.
Bị đơn đã không thể tranh luận lại các luận cứ do nguyên đơn đưa ra. Bị đơn không có bất cứ bằng cứ chứng minh quyền hay lợi ích hợp pháp của mình đối với các tên miền tranh chấp.
Việc đăng ký và sử dụng trung thực một tên miền đòi hỏi phải kê khai đầy đủ tất cả các thông tin yêu cầu, như là tên và địa chỉ giao dịch chính xác và trung thực. Việc cung cấp hoặc không đính chính các thông tin sai lệch và giấu giếm nhân thân trung thực của một người có thể được coi là bằng chứng của dụng ý xấu. Khi đăng ký tên miền thông qua công ty MELBOURNE IT, bị đơn đã cung cấp và không đính chính địa chỉ giao dịch sai. Trên thực tế, lá thư đảm bảo gửi đến Bị đơn đã bị trả lại với ghi chú “địa chỉ không có”.
Ngoài ra, tên của Bị đơn là “FOR SALE”, và phân tiêu đề giao dịch của bị đơn là “Chỉ US$ 20/ tên miền/ hai năm” cho thấy rõ ràng mục đích của việc đăng ký các tên miền tranh chấp này là trục lợi, cụ thể là bán lấy một khoản tiền cao hơn các khoản chi phí liên quan đã bỏ ra cho việc đăng ký. Hơn nữa, trong email trả lời thư cảnh báo của nguyên đơn, bị đơn rõ ràng đã thể hiện chủ tâm huỷ các tên miền tranh chấp sau này. Tuy nhiên, hơn 3 tháng sau, các tên miền tranh chấp vẫn được đăng ký dưới tên bị đơn. Hành vi của bị đơn, cố tình gây nhầm lẫn cho nguyên đơn, chứng tỏ có dụng ý xấu. Như vậy, rõ ràng là các tên miền tranh chấp đã được đăng ký và đang được sử dụng với mục đích xấu.
Dựa trên tất cả các lý do trên đây, ngày 22/03/2004, Trung tâm đã chấp thuận các yêu cầu của nguyên đơn và các tên miền và đã được trả về cho Công ty ACCOR.


Tham khảo từ VNNIC
Việc giải quyết các khiếu nại về tên miền ở Việt Nam

Trước thời điểm tháng 9/2005, việc giải quyết các khiếu nại liên quan đến tranh chấp tên miền được thực hiện theo Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet ban hành kèm theo Quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT ngày 26/5/2003 của Bộ Bưu chính, Viễn thông. Theo quy định này, Những tên miền xét thấy có khả năng tranh chấp sẽ được thông báo quảng bá tại Website của Trung tâm Internet Việt Nam trong 3 ngày làm việc, nếu không có tranh chấp, tên miền đó mới được xét cấp chính thức. (Tham khảo Danh sách tên miền có khả năng tranh chấp đã được niêm yết).

Hiện tại Quy định mới thay thế ban hành kèm theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BBCVT ngày 11/8/2005 của Bộ Bưu chính, Viễn thông có hiệu lực áp dụng từ ngày 05/9/2005 đã bãi bỏ phần quy định này. Việc cấp phát tên miền được thực hiện theo nguyên tắc "Đăng ký trước, cấp phát trước", các khiếu nại liên quan đến tên miền sẽ được xem xét giải quyết theo "Quy định về giải quyết khiếu nại", vì vậy các Doanh nghiệp, tổ chức lưu ý đăng ký sớm các tên miền có liên quan để tránh các khiếu nại phát sinh về tên miền.


Tham khảo từ VNNIC
Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet

Giải quyết khiếu nại
1. Khi có khiếu nại về việc quản lý và sử dụng tài nguyên Internet, các bên liên quan có thể gửi văn bản yêu cầu Trung tâm Internet Việt Nam giải quyết. Khi nhận được văn bản yêu cầu, Trung tâm Internet Việt Nam có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Nếu khiếu nại có liên quan đến việc cấp tên miền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có trước ngày đăng ký, Trung tâm Internet Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các bên liên quan tự thoả thuận giải quyết.
3. Trong trường hợp không tự thoả thuận được, Trung tâm Internet Việt Nam giải quyết khiếu nại theo thủ tục sau.
a. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 90 ngày, kể từ ngày người khiếu nại biết được quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký tên miền bị khiếu nại. Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được đơn khiếu nại hợp lệ, Trung tâm Internet Việt Nam có trách nhiệm thụ lý giải quyết khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý.
b. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu các bên có liên quan không đồng ý, thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông hoặc khởi kiện ra Toà theo quy định của pháp luật.
c. Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được đơn khiếu nại hợp lệ, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm thụ lý giải quyết khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết. Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý.
d. Trung tâm Internet Việt Nam và Bộ Bưu chính, Viễn thông có thể thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại gồm các chuyên gia đã qua thực tế công tác từ 5 năm trở lên trong lĩnh vực pháp luật, am hiểu về tài nguyên Internet để xem xét và tư vấn cho việc ra quyết định giải quyết khiếu nại.
e. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng theo quy định của Luật Khiếu nại và Tố cáo.
Tham khảo từ VNNIC
Cho mình hỏi nhé ,bình thường thì khi đăng ký mình chỉ đăng ký vừa theo 2 cách :
1- Đăng ký tên miền, webhosting , mail server trên cùng 1 nhà cung cấp.Cách này thì quá dễ để gửi nhận thiết lập.
2-Đăng ký tên miền thường là quốc tế tại 1 nhà cung cấp ,đăng ký web server tại 1 nhà cung cấp khác.Vậy thì chỉ cần chuyển Nameserver của tên miền đó về NS của nhà cung cấp web server để họ add vào DNS của họ,qua đó add host với MX record gửi nhận mail luôn.
Vậy thắc mắc của mình là nếu mình đăng ký tên miền ở 1 nhà cung cấp , web server tại 1 nhà cung cấp khác ,Mail server cũng ở 1 nhà cung cấp thứ 3.Làm cách nào để vừa có thể hiện thị webserver bằng tên miền,vừa gửi nhận mail như bình thường được !?(Đk : Cho IP tĩnh ,cả 3 dịch vụ.Ko được Pruchase domain )Mong được các bạn giải đáp liệu add 4 namespace của 2 nhà cung cấp kia vào nhà cung cấp tên miền được ko.
thông thường trình quản lý domain sẽ cho phép quản lý DNS, cho phép bạn add mx, a record, ... (riêng domain.com.vn thì tui kg rõ)

mailserver và web space tại 2 nhà cung cấp khác nhau có thê cấu hình theo 2 cách:

đổi DNS theo dns default của nhà cung cấp domain

1/ add mỗi subdomain (a record) muốn dùng trỏ vào ip của host.
vd: domain.com => 123.1.1.1; www.domain.com => 123.1.1.1 (123.1.1.1 là ip của hosting)
mailserver: mail.domain.com => abc.1.1.1 (abc.1.1.1 là ip của mailserver)
tạo 1 mx, mail.domain.com => domain.com

2/ add mỗi subdomain (a record) muốn dùng trỏ vào ip của host.
vd: domain.com => 123.1.1.1; www.domain.com => 123.1.1.1 (123.1.1.1 là ip của hosting)
mailserver: tạo mx theo mailserver, phải hỏi nhà cung cấp mailserver để biết mx này.
Hiện nay VNNIC không còn cho phép đăng ký tên miền Việt Nam trực tiếp tại VNNIC nữa mà phải thông qua đại lý. Nếu đăng ký tại PA Vietnam thì được hỗ trợ Control Panel để quản lý tên miền, mặc dù chức năng còn hạn chế so với tên miền quốc tế.
Trích:

Nguyên văn bởi vodanh7x
Thường thì nếu mua 1 domain thì domain đó chỉ hỗ trợ DNS muốn mua 1 unique IP kèm thêm thì giá tiền hơi mắc.Chắc lại phải dùng Dynamic DNS nữa quá ,rùi làm theo cách 1 của bác phpviet.Mail thì hỗ trợ email offline vậy.

Việc mua Domain không có liên quan đến địa chỉ IP đâu bạn ơi. IP tĩnh là do nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet (ISP) cấp cho bạn tuỳ theo gói thuê bao. Ví dụ thuê bao ADSL gói MegaOffice của FPT cước trọn gói 3tr/tháng có 1 IP tĩnh, nhưng gói Home thì chỉ có IP động.
Cái IP mà bạn nói là IP của DNS Server quản lý tên miền mà bạn đã mua, thường thì mỗi tên miền sẽ được quản lý bởi không chỉ 1 mà là nhiều DNS Server khác nhau.

Khi bạn đã có tên miền rồi thì tiến hành tạo các record trỏ đến địa chỉ IP của các server cần thiết. Ví dụ: MX record trỏ đến IP của mail server, A record www trỏ đến web server, ... Địa chỉ IP này mới là thứ cần quan tâm, IP này do nhà cung cấp đường truyền internet mà bạn gắn server vào, nếu làm hosting thì nên đăng ký gói đường truyền có IP tĩnh.
 
Today, there have been 12 visitors (159 hits) on this page!
Đến với thành phố biển Vũng Tàu This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free