Chào mừng các bạn
»»-((¯`·(¯`vŽ¯)--»*** MasterSpy *** «--(¯`vŽ¯)·`¯))-«« - NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA BÁO CHÍ
ღLONELYღ
  Home
  => Cách tạo một trang web cho riêng mình !
  => Một số địa chỉ trang web hay dành cho bạn, ....cho tôi !
  => 5 bước cơ bản để diệt tận gốc Spyware
  => 10 điều “lính mới” nên biết
  => 10 bước để lập kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai của bạn
  => 15 LỜI KHUYÊN HỌC TIẾNG ANH
  => 21 kho lưu dữ liệu miễn phí trên Internet
  => PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ LOGIC VỊ TỪ
  => 50 cuốn sách văn học cần đọc
  => Những bài học từ Adam Khoo
  => Dùng Admodify.net để quản trị và phục hồi Exchange 2003
  => Cuộc đời của Albert Einstein
  => Cảnh giác với hacker và keylogger!
  => Phần mềm miễn phí giúp bảo vệ computer khi online
  => Học thi - cần ăn uống hợp lý
  => Hacker “oánh” mỗi PC chỉ mất 39 giây
  => Xác định nguyên nhân máy tính tự khởi động !
  => Diệt virus Autorun
  => Bấm dây mạng !
  => Bảo vệ mắt khi sử dụng máy tính !
  => Blog ra đời như thế nào?
  => Bài tập Pascal kiểu bản ghi !
  => Hướng dẫn ôn tập lập trình Pascal căn bản !
  => Cách Diệt Virus
  => Cách gỡ bỏ thủ công Symantec Antivirus an toàn (Phần I)
  => Tổng hợp các lệnh ngoài DOS
  => Cài HIREN BOOTCD vào ổ cứng để cứu hộ
  => Cài windows media player 11 ( không cần active window)
  => Cấu hình mạng ADSL cho người dùng tại nhà
  => Thiết Lập Sevice trong windows XP (giúp máy chạy nhanh hơn)
  => Giới Thiệu Centos
  => Chẩn đoán lỗi của màn hình !
  => Chọn DNS truy cập mạng !
  => Kinh nghiệm phòng chống virus, spyware
  => Trắc nghiệm nghiệp vụ kế toán bằng tiếng Anh !
  => Hướng dẫn chụp hình bằng webcam
  => Tổng Hợp Code Dùng Trong Việc Tạo BLOG
  => Công dụng của các dịch vụ trong Windows
  => Sử dụng Popcap game mãi mãi !
  => Cử nhân CNTT không làm CNTT
  => Tìm hiểu DNS.Các bước thiết lập khi mới đăng ký tên miền
  => Làm DNS server online
  => Nội dung định nghĩa về vật chất của Lê Nin
  => Đọc và ... suy nghĩ !
  => Đôi điều về bảo mật hệ thống mạng trong công ty!
  => Khắc phục lỗi 999 Error của Yahoo
  => Chuyển dữ liệu của ổ C từ FAT32 thành NTFS
  => Gỡ password CMOS bằng cách nào?
  => Phần I: Cơ bản về lỗi "màn hình xanh" trong Windows
  => Tổng quan về Group Policy - từ đơn giản đến phức tạp !
  => Gửi nhiều file qua Yahoo Mail
  => Từ XP cài Hacao Linux 2.16 Pro (file ISO) vào đĩa cứng (LiveCD)
  => Chịu thuế và không chịu thuế
  => Hội thảo qua mạng với NetMeeting
  => HOST Free
  => Hướng dẫn download trên megaupload
  => KGB nén File từ 450MB còn 1.43MB rất tiện chia sẻ file trên mạng
  => Khắc phục rớt mạng liên tục
  => Kiến trúc Oracle
  => Thành công trên giảng đường đại học
  => Kỹ thuật Photoshop cơ bản !
  => Kinh nghiệm học tiếng ANH
  => KInh nghiệm học TOÁN CAO CẤP
  => Đôi điều về quá trình làm luận văn (Phần 2)
  => Làm theme cho Blog 360
  => Chia sẻ những điều học được từ cách làm việc theo nhóm
  => Vạch kế hoạch cho tương lai
  => Các Lệnh Cơ Bản trong LINUX
  => Lịch sử các nước ĐẾ QUỐC
  => Lịch sử Việt Nam
  => Links những trang web hay
  => Tạo mail server online bằng IP Động
  => Tự làm giao diện cho Yahoo Mash!
  => Mấy điểm cần tránh
  => Hỏi về IPHONE
  => Máy tính không khởi động từ ổ đĩa cứng!...?
  => MIÊU TẢ SẢN PHẨM MÁY IN hp1320
  => Phá Deep Freeze - Cướp lấy password!!!
  => Những "tuyệt chiêu" chọn mua laptop cũ
  => NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA BÁO CHÍ
  => Tìm hiểu nhân của hệ điều hành Linux
  => Sửa lỗi NTLDR is missing
  => Ổ cứng chóng hỏng vì... điều hòa nhiệt độ
  => Những phím tắt thông dụng trong Photoshop 7.0
  => Phím tắt trong WORDS
  => Bí mật của PHỤ NỮ
  => Hướng dẫn post hình lên mạng, và 1 số website để upload hình
  => Chương trình quản lý số điện thoại !
  => Quản lý các mạng Windows dùng script - Phần 2: Hoàn chỉnh script -
  => Cấu hình cho máy in N2500
  => Xóa nick của mình trong Friend List của người khác
  => Rollback Rx Pro:
  => User và pass của một số router
  => Giải pháp sao lưu trực tuyến miễn phí (Phần cuối)
  => Vài điều về Scanner
  => Chọn hệ điều hành của bạn
  => Làm server online tận dụng đường truyền ADSL
  => Thuật toán - Cấu trúc dữ liệu
  => So sánh Oracle và SQL Server ?
  => Cấu hình các công nghệ bảo vệ mạng Windows XP SP2 trên một máy tính
  => Tổng quan về tiết kiệm điện khi sử dụng máy tính !
  => Phần IV: Xử lý sự cố phần cứng
  => CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE PHỤ NỮ
  => Sử dụng phím tắt với Internet Explorer 7
  => SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT
  => Nguồn gốc máng cỏ giáng sinh
  => Sưu tầm câu đố !
  => SVCHOST
  => Phòng chống virus cho mạng máy tính doanh nghiệp: kinh nghiệm thực tế
  => Các lệnh căn bản trong ngôn ngữ html
  => Sức mạnh của card đồ họa !
  => Cách tải Nhạc nét
  => Triết học và tâm sự của các nhà giáo
  => Phát triển chiều cao
  => Tăng tốc toàn bộ máy tính bằng tay
  => Tăng tốc WinXP
  => Chống mất cắp cho laptop với Laptop Alarm
  => Tạo file ghost!
  => Tạo một CSS layout từ một bản thiết kế (Phần 1 đến 8)
  => Tạo nick ảo trong Yahoo Messenger
  => Tết Đoan Ngọ bắt đầu từ giữa trưa
  => Thói quen tốt: Nghĩ vậy mà không phải vậy
  => Thomas Edison & những phát minh vĩ đại -
  => Windows Vista: các thủ thuật nhỏ khi sử dụng
  => Thủ thuật Blog 360
  => Thủ thuật Internet Explorer 7
  => Thủ thuật tăng tốc cho Windows
  => Thủ thuật Visual basic
  => Thủ thuật Yahoo! Messenger
  => Yahoo Messenger
  => Khám phá mạng xã hội Yahoo! Mash
  => Mẹo tìm kiếm
  => Tìm kiếm trong Excel
  => Tóc hợp khuôn mặt
  => Tokyo - Một chuyến đi
  => Mười quy luật then chốt về Bảo mật
  => Tổng hợp tất cả các kỹ thuật vượt tường lửa
  => Trang trí USB
  => Thuật toán - Cấu trúc dữ liệu CRC (Cyclic Redundancy Check)
  => Các Tuyệt kỹ khiến phái nữ phải ngã lòng
  => CÁCH UP ẢNH QUA HOST TẠI DIỄN ĐÀN
  => Quản lý danh sách bạn chat trong Yahoo! Messenger
  => Error Doctor 2007
  => TuneUp Utilities® 2007
  => Bộ gõ tiếng Việt: Unikey
  => Hướng dẫn viết bài
  => Tường lửa mới trong Windows Vista và Windows Server Longhorn
  => Web 2.0 không chỉ là công nghệ
  => Các website hữu ích về du học bậc sau đại học tại Hoa Kỳ
  => Wi-fi và an toàn thông tin
  => Thuật toán - Cấu trúc dữ liệu So khớp chuỗi với các ký tự wildcard
  => Xóa địa chỉ và homepage
  => USB không cho ghi
  => Yêu cầu của Quản trị mạng
  => Cách Add Feed trong Blog 360
  => Cách tạo theme trong suốt
  => Đề cương KT-Chính Trị
  Contact
  Guestbook
  Story
  Kiếm tiền thật dễ dàng

Biển xanh ... cát trắng

 

 

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA BÁO CHÍ
Một điều không thể phủ nhận dó là tầm quan trọng của báo chí đối với “công nghệ P.R”. Vì thế việc tìm hiểu sâu về lĩnh vực báo chí cũng là góp phần cho tay nghề P.R của mình được nâng cao hơn. Dựa vào trang web http://www.nhabaovietnam.com/ tôi đã biết thêm về điều đó và muốn chia xẻ cùng với mọi người...
 
Nào hãy cùng bắt đầu nhé!
 
 
Những nguyên tắc cơ bản của phỏng vấn
 
Phỏng vấn là thể loại báo chí trong đó phóng viên đặt câu hỏi cho một nhân vật về một chủ đề cụ thể, vào một thời điểm, nhằm có được thông tin, những lời giải thích hay các ý kiến hay và rõ ràng để có thể đăng tải được. Điều này thì ai cũng biết, nhưng vì chính vì lối suy nghĩ "biết rồi, khổ lắm..." đó mà nhiều phóng viên cũng chẳng biết những gì mình đang làm có đúng hay không.
 
Diễn đàn Báo chí Việt Nam xin giới thiệu những vấn đề cơ bản của phỏng vấn, do giảng viên Fabienne Gérault của Đại học Báo chí Lille, Pháp, tổng kết:
 
Các thể loại phỏng vấn
 
- Phân tích: một chuyên gia giải thích một sự việc, giúp cho độc giả hiểu được sự việc đó.
- Nhân chứng: một người chứng kiến hoặc tham gia một sự kiện thuật lại sự kiện.
- Thông tin: một người công tác trong một lĩnh vực tiết lộ các dự án, quyết sách trong lĩnh vực của mình.
- Ý kiến: người được hỏi đưa ra ý kiến của bản thân, bình luận một sự kiện thời sự.
- Phản ứng hay phỏng vấn nhanh: phản ứng ngắn và tức thì của một người trước một sự kiện. Nếu phỏng vấn nhiều người thì được gọi là micrô vỉa hè.
- Chân dung: người được phỏng vấn biểu lộ bản thân.
 
Chuẩn bị
 
- Chọn đúng người để phỏng vấn và chọn đúng chủ đề.
- Liên hệ với người được phỏng vấn, trình bày với người đó chủ đề sẽ phỏng vấn để người đó chuẩn bị.
- Tìm hiểu về người mà mình phỏng vấn: thu thập tài liệu, tìm gặp các nhân vật liên quan.
- Đào sâu chủ đề: biết rõ những sự việc quan trọng, số liệu, các vấn đề đặt ra, từ đó xác định góc độ bài viết viết sẽ đề cập.
- Làm danh sách các câu hỏi, sắp xếp chúng theo thứ tự.
 
Làm chủ cuộc phỏng vấn
 
- Tập trung vào chủ đề, nhưng cũng đồng thời cởi mở và quan tâm, hứng thú với cuộc trò chuyện.
- Tự giới thiệu, nhắc lại mục đích phỏng vấn, giải thích điều mình trông đợi.
- Ngồi ở tư thế thoải mái đẻ ghi chép được dễ dàng.
- Tránh dùng máy ghi âm, trừ trường hợp cần thiết.
- Ghi chép.
- Nên chụp ảnh sau khi đã phỏng vấn.
 
Dẫn dắt câu chuyện như thế nào?
 
- Câu hỏi đầu tiên mang tính chung chung.
- Không bắt đầu bằng câu hỏi quan trọng nhất hay khó nhất, tạo niềm tin ở người đối thoại.
- Đẩy cuộc phỏng vấn đến chi tiết cụ thể nhất có thể được.
- Đặt câu hỏi mở.
- Quay trở lại chủ đề, nếu người được phỏng vấn đi quá xa hoặc quá ba hoa.
- Đặt lại một câu hỏi khác, nếu người được phỏng vấn trả lời quá chung chung.
- Đặt câu hỏi mở, nếu người được phỏng vấn kiệm lời, sau đó quay lại chủ đề.
- Đừng ngại ngắt lời người được phỏng vấn, hay yêu cầu người đó nói lại cho rõ.
- Biết cách ra khỏi câu hỏi ban đầu, nếu có một phát biểu ra khỏi chủ đề nhưng thú vị, có thể phục vụ cho phỏng vấn.
- Ghi chép chính xác các công thức, giai thoại.
- Không tranh luận, không đưa ra ý kiến của riêng mình.
- Trước khi chia tay, chắc chắn có thể liên lạc lại được với người được phỏng vấn.
 
Bốn dạng phỏng vấn
 
- Phỏng vấn dạng hỏi-đáp: là hình thức phổ biến nhất, dễ đọc.
- Phỏng vấn được trích dẫn: bài báo được viết dưới dạng bài tổng hợp hoặc tường thuật, trong đó nội dung chủ yếu dành cho những trích dẫn. Điều quan trọng là biết miêu tả nhân vật hoặc bối cảnh một cách sinh động. Cũng có thể đưa vào những chi tiết thuộc về bối cảnh hay những lời giải thích.
- Phỏng vấn dạng trò chuyện: phóng viên và người được phỏng vấn cùng có mặt. Bối cảnh, không khí cuộc trò chuyện đóng vai trò quan trọng. Bài báo gồm có đối thoại như trong tiểu thuyết. Hình thức mang tính văn học, thích hợp với các tạp chí hoặc chuyên mục văn hóa.
- Phỏng vấn độc thoại: chỉ có một hoặc hoàn toàn không có câu hỏi, và một trích dẫn dài lời người được phỏng vấn. Dạng này ít được dùng và không hay. Được coi như một lời tuyên bố. Nhất thiết phải chia phỏng vấn thành nhiều đoạn bằng các tít xen, chú ý chuyển đoạn.
 
Một vài lời khuyên trong việc biên tập phỏng vấn dạng hỏi-đáp
 
- Chọn câu hỏi: bằng cách đọc đi đọc lại toàn bộ nội dung ghi chép. Cần loại bỏ những chi tiết phụ. Đánh dấu những câu hỏi hay nhất, những nội dung thu hút sự chú ý.
- Thông điệp cốt lõi và dàn ý: xác định góc độ, ý chính của người mình phỏng vấn, ý chính này sẽ nằm trong tít, sau đó xây dựng bố cục, tức thứ tự câu hỏi và câu trả lời. Không nhất thiết phải theo đúng trình tự cuộc phỏng vấn. Cần xây dựng lại cuộc phỏng vấn, sao cho bài viết được chặt chẽ và lôgic hơn.
- Chuyển từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết: đây là công việc chính khi biên tập. Phải bỏ đi những câu nói sai, những chỗ ngập ngừng, đồng thời giữ lại cách diễn đạt và câu chữ của người được phỏng vấn. Vì vậy đôi khi phải viết lại câu hỏi và câu trả lời, sao cho chúng đơn giản, ngắn gọn hơn.
- Sử dụng chữ đậm, chữ nghiêng,v.v... để phân biệt rõ câu hỏi và câu trả lời.
- Mở đầu và kết thúc: câu hỏi đầu tiên chính là mở đầu. Vì vậy phải đi thẳng vào vấn đề. Với câu trả lời cuối cùng-kết thúc, phải trở lại thông điệp chính hoặc mở ra góc độ xử lý.
- Độ dài: tùy thuộc. Hình thức "ba câu hỏi cho..." là thích hợp, nhất là với những vấn đề thời sự.
- Sapô và box: sapô giới thiệu người được phỏng vấn và chủ đề cuộc phỏng vấn. Trong box, cần giới thiệu lý lịch trích ngang để giới thiệu đầy đủ hơn người được phỏng vấn. Box cũng có thể lấy một câu trả lời nằm ngoài chủ đề cuộc phỏng vấn hoặc những thông tin bổ sung.
- Tít: "trò chuyện với..." không phải là một tít. Hãy sử dụng thông điệp cốt lõi. Dễ nhất là dùng trích dẫn một câu nói ấn tượng tóm tắt được ý chính.
- Nếu phỏng vấn dài, phải chia đoạn ra bằng các tít nhỏ, bằng ảnh, chú thích ảnh bằng các trích dẫn.
 
Phỏng vấn nhiều người
 
- Micrô vỉa hè: phỏng vấn nhiều người dạng phản ứng, trả lời một câu hỏi duy nhất. Câu trả lời tương đối ngắn (một tin sâu), được minh họa bằng một ảnh và một giới thiệu ngắn gọn về người được phỏng vấn (tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở). Hình thức này rất sống động, rất con người, tạo điều kiện cho những người vô danh được phát biểu.
- Phỏng vấn so sánh: một câu hỏi được đặt ra cho nhiều người. Hình thức thường dùng để phân tích hoặc lấy các quan điểm khác nhau. Cần trình bày sao cho dễ đọc.
- Bàn tròn: dài và khó đọc hơn phỏng vấn so sánh. Dùng trong các tạp chí chuyên ngành, cho đối tượng độc giả có thói quen đọc và suy ngẫm.
- Đối thoại trực tiếp: thích hợp trong chính trị. Phóng viên cần dẫn dắt cuộc trò chuyện một cách khéo léo./.
 
Viết bài chân dung
 
Một trong những loại bài mà tôi rất không thích trên các báo của Việt Nam là những bài tả chân dung. Đương nhiên không phải tỷ lệ 100% nhưng dường như đa phần các bài loại này toàn theo kiểu thấy đâu nói đấy, và một trong những hậu quả rõ ràng nhất là hôm nay tung ra một bài ca tụng nhân vật nào đó lên tận mây xanh thì có thể một tháng sau, một năm sau, lại chính tờ báo đó "đập" ngôi sao thuở nào "lên bờ xuống ruộng."
 
Hầu hết các bài chân dung là theo kiểu ngợi ca người tốt việc tốt, nhân vật điển hình, và không ít bài khiến người đọc có cảm giác rằng phóng viên chỉ ngồi nghe "chính chủ" chính kể chuyện rồi biên tập lại, phóng tác thêm và lồng cảm xúc của bản thân. Không biết những bài tả chân dung khác thì thực đến mức nào, nhưng tôi mới đọc bài tả chân dung một người bạn rất thân của tôi. Và tôi thấy không hề giống! Nếu phóng viên tả đúng thì có nghĩa là tôi... chẳng hiểu rõ về bạn mình. Chưa kể còn có cả loại tả chân dung theo kiểu "chúng ta nói về chúng ta" nữa - phóng viên một tờ báo nói về người đứng đầu tờ báo của mình, rồi lại đăng trên chính tờ báo đó. Ôi chao, không biết bình luận gì thêm!
 
Về cấu trúc các bài chân dung cũng có nhiều điều cần phải bàn. Tệ nhất là kiểu kể lể từ khi lọt lòng đến lúc đạt tới đỉnh cao (và có thể tạ thế). Nếu mấy báo liền tình cờ cùng khai thác một nhân vật đang gây chú ý thì đúng là sáng ra mà buồn... "như con chuồn chuồn". Nhiều nhà báo viết báo nhưng "méo mó" văn học thì phải, tả tình tả cảnh xung quanh nhân vật xen lẫn cảm xúc của bản thân mình đến tận.... giữa bài là chuyện thường. Chỉ mỗi cái chuyện làm thế nào để tiếp cận được nhân vật mà bắt độc giả mất thời giờ đọc hết nửa trang báo to, vừa thoáng thấy sơ sơ cái mặt nhân vật thì đã tới phần tả cái cổ, đến ngực, và... hết chân dung.
 
Thực tế, viết bài chân dung thu hút được độc giả là một kỹ năng khó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự chú ý tới từng chi tiết nhỏ. Nếu thời gian có hạn thì khó có thể viết được các bài chân dung xuất sắc. Khi có nhiều thời gian, phóng viên có thể thu thập được nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau và dựng nên một bức tranh về tính cách và cuộc sống của nhân vật hay hơn rất nhiều so với một bài phải viết dưới sức ép về thời gian.
 
Tôi đã từng năn nỉ một đồng nghiệp bám sát đối tượng trong vòng ít nhất 3 ngày ở 3 hoàn cảnh khác nhau trước khi tiến hành thu thập tài liệu từ các nguồn khác để viết bài chân dung nhưng đồng nghiệp này trả lời gọn lỏn: "Không có thời gian." Ô hay, không có thời gian thì tả chân dung sao cho đúng được.
 
Dưới đây, xin giới thiệu những công cụ để viết bài chân dung cũng như cách thức để có một bài chân dung công bằng.
 
Các công cụ để viết bài chân dung
 
- Phải quyết định một cách kỹ lưỡng xem bài chân dung về nhân vật là viết cho báo ngày, báo tuần hay cho tạp chí. Viết chân dung một nhân vật không đơn thuần chỉ vì họ nổi tiếng. Họ phải từng làm gì đó đáng ghi nhớ hoặc đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp của mình.
- Nghiên cứu
- Xem tất cả các bài tư liệu mà báo của bạn đã viết về nhân vật, đọc càng nhiều các bài này càng tốt và ghi chép kỹ lưỡng. Có thể tờ báo của bạn đã có hồ sơ lưu trữ về nhân vật bạn định viết.
- Đọc các ấn phẩm khác viết về nhân vật này.
- Theo phép ngoại giao thông thường, bạn phải thông báo cho nhân vật bạn định viết rằng bạn sẽ viết về họ, để họ khỏi ngạc nhiêu nếu họ nghe thông tin này từ một người khác.
- Đừng nhảy vào phỏng vấn ngay lập tức. Hãy cho họ thời gian suy ngẫm và khi đã được mời, bạn hãy thu xếp để gặp mặt và phỏng vấn họ.
- Mang theo danh sách các câu hỏi bạn đã chuẩn bị khi nghiên cứu tài liệu.
- Nếu bạn và nhân vật có thời gian, hãy nói chuyện với họ và/hoặc quan sát họ 3 hoặc 4 lần trong các khung cảnh chính thức và không chính thức.
- Kiểm tra và kiểm tra lại tính chính xác về tất cả các thông tin về tiểu sử cá nhân của đối tượng, công ty, tổ chức hoặc gia đình của họ.
- Hỏi tất cả những người có liên quan để biết thêm về nhân vật, về sự đánh giá, nhận xét về họ và dẫn lời những người này trong bài chân dung để làm bài viết sinh động và có những quan điểm đa dạng về nhân vật chính và công việc của họ.
 
Viết chân dung như thế nào?
 
- Đưa ra lý do chính tại sao chúng ta quan tâm tới nhân vật này vào mào đầu một cách sống động nhất.
- Khi bắt đầu viết, có thể bạn cảm thấy bị cuốn hút vào câu chuyện và nhân vật. Nhưng hãy luôn tỉnh táo để nhận biết rằng các chi tiết nhỏ mà bạn quan tâm chưa chắc độc giả đã quan tâm.
- Tìm chủ đề viết. Thành công, khó khăn, thất bại, tình yêu, và sự hài hước là một số ví dụ.
- Tránh biến bài chân dung thành sự liệt kê một chuỗi các sự kiện trong đời của nhân vật theo trình tự thời gian vì điều này sẽ làm độc giả mau chán. Việc này đặc biệt khó khi thời gian của bạn có hạn, nhưng nếu bạn có một hoặc hai câu chuyện nhỏ, một hoặc hai câu trích dẫn và một vài quan sát, bạn có thể viết được một bài chân dung chứ không không đơn thuần chỉ là liệt kê ngày tháng và sự kiện.
- Hãy công bằng. Các yếu tố báo chí như tính chính xác, cân bằng và đạo đức nghề nghiệp rất quan trọng khi viết chân dung.
- Tỏ ra tôn trọng nhân vật nhưng nhớ rằng là con người, ai cũng từng mắc lỗi hoặc không phải lúc nào cũng tốt trong suốt cuộc đời. Những điều này cũng phải được đưa vào bài chân dung nếu bạn phát hiện ra chúng. Tuy nhiên phải nêu rõ ai đã cho bạn biết những thông tin này, trừ phi họ từ chối không muốn được dẫn lời.
- Luôn tự đặt cho mình những câu hỏi “Mình đã từng gặp ai là con người hoàn hảo chưa?” và “Mỗi con người đều có mặt tốt và xấu phải không?”
- Đối với bài chân dung về người đã mất, thì cũng áp dụng những nguyên tắc cơ bản của bài chân dung. Điểm khác biệt chính là bài về người đã mất thường tập trung vào các mặt tích cực của người đã khuất và tránh những phê phán thiếu tôn trọng họ. Điều này là phổ biến đối với cả văn hóa phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ. Tờ báo của bạn cũng có thể lưu những thông tin về những người nổi tiếng và khi họ mất đột ngột, phóng viên có thể có đủ thông tin để viết một bài chân dung hay trong một thời gian ngắn./.
 
10 thủ thuật để bài báo có hình thức hấp dẫn
 
Nếu bạn là một phóng viên ít chú ý tới việc trình bày báo và không hứng thú tham gia vào quy trình này thì bạn hãy lưu ý rằng sẽ có nhiều người đọc và nhớ bài báo của bạn nếu nó được trình bày một cách bắt mắt. Dưới đây là 10 lời khuyên dành cho phóng viên muốn có những bài báo có hình thức hấp dẫn và dễ hiểu.
 
1. Đặt mình vào vị trí của độc giả
 
Trước khi bắt đầu viết hoặc biên tập, bạn hãy tự hỏi: “Nếu mình là độc giả, điểm nào trong bài viết này mình muốn được nhìn thấy thay vì được kể bằng lời?” Đó có thể là một bức ảnh hoặc hình minh họa, nhưng thông thường thì chỉ cần một đoạn tách riêng khỏi bài với một thông tin hấp dẫn độc giả ngay từ cái nhìn lướt.
 
2. Sớm và luôn lập kế hoạch
 
Hầu như mọi tin bài đều có tiềm năng trình bày đồ họa. Nhưng nhiều bài báo không được trình bày bằng hình ảnh do không đủ thời gian. Bí quyết ở đây là cần bàn bạc với những người có liên quan càng sớm càng tốt. Hãy hỏi ý kiến họ ngay từ khi bài viết mới ở giai đoạn manh nha. Có thể họ chưa bắt đầu sáng tạo hình ảnh cho đến khi bạn chính thức bật đèn xanh, nhưng ít nhất thì họ đã có thể bắt đầu nghĩ về nó.
 
3. Lập nhóm làm việc
 
Nếu là một bài báo quan trọng, hãy mời phóng viên ảnh hoặc họa sỹ đồ họa tham gia từ đầu. Mục đích không phải là cử họ đi cùng để ghi lại hình ảnh các sự kiện bạn đang đưa tin mà là để tự họ thu thập thông tin bằng hình ảnh có thể phụ trợ và củng cố các thông tin bạn viết thay vì nhắc lại chúng.
 
4. Luôn nghĩ tới đồ họa
 
Sự kiện xảy ra ở đâu, diễn biến như thế nào, ai đóng vai trò quan trọng? Đối với bất cứ tin bài nào bạn viết hoặc hiệu đính, hãy tính đến khả năng có thể dùng biểu đồ, đồ thị, bản đồ chỉ dẫn hoặc các hình thức đồ họa khác.
 
5. Đem tư liệu về cho các họa sỹ thiết kế và mỹ thuật
 
Tên và số điện thoại của các nguồn tin. Một bản vẽ nháp về địa điểm hoặc quá trình sự kiện xảy ra. Ảnh nguyên liệu (của nguồn tin cho mượn hoặc tặng) có thể sử dụng thành đồ họa trong thiết kế. Thậm chí ngay cả những báo cáo tổng kết năm cũng có thể được các hoạ sỹ thiết kế và mỹ thuật quan tâm.
 
6. Tìm hiểu cách đưa tin của các tờ báo khác
 
Khi đang thu thập thông tin, hãy ghi chép lại nếu bạn thấy một tờ báo khác cũng đưa tin về cùng một vấn đề và đăng cả ảnh. Hãy báo cho biên tập viên mỹ thuật hoặc phòng ảnh và gợi ý rằng họ gọi điện cho cơ quan báo chí đó để xin một bản sao của các hình ảnh.
 
7. Đừng lãng phí thời gian của phóng viên ảnh và họa sỹ
 
Nếu bạn đang viết một bài báo về một họa sỹ địa phương chuyên vẽ ký họa, hãy hỏi mượn tác phẩm của họ. Có thể dễ dàng quét và số hóa những tác phẩm này. Bạn sẽ tiết kiệm được phim và thời gian, cũng như những phiền nhiễu khi phải yêu cầu một phóng viên ảnh tới chụp lại các tác phẩm này.
 
8. Quan tâm tới công việc của phóng viên ảnh và họa sỹ
 
Điều quan trọng là bạn phải sớm biết được liệu hình ảnh và bài viết có ăn nhập không. Đừng để tới phút chót lại buộc bộ phận dàn trang phải thay đổi. Hãy kiểm tra và xem các hình ảnh có phù hợp với bài không và chỉ ra những điểm bạn cho rằng cần phải chỉnh sửa.
 
9. Đừng can thiệp quá sâu
 
Bạn có thể hỏi “Cho tôi xem bản bông của bài chân dung ông thị trưởng được không?” và cũng có thể yêu cầu “Có thể chụp ảnh ông thị trưởng ngồi trên chiếc xe đạp một bánh trên nóc tòa nhà văn phòng của ông với mái tóc bay trong gió cho thấy ông là một người vô tư được không?” Nhưng một phóng viên ảnh cần phải có thời gian để biến ý tưởng thành hình ảnh. Đừng coi anh ta như một công nhân sản xuất.
 
10. Kéo họa sỹ thiết kế hoặc biên tập viên nội dung vào cuộc
 
Cần phải xây dựng mối quan hệ tốt với các phóng viên ảnh và họa sỹ mỹ thuật. Nhưng mọi nỗ lực phối hợp giữa những người này sẽ vô ích nếu bạn không cho người phụ trách việc dàn trang biết điều gì đang xảy ra. Hãy kéo họ vào cuộc càng sớm càng tốt.
 
Mở đầu và kết bài ra sao
 
Đối với một tin tức, thông tin quan trọng nhất bao giờ cũng được đưa lên đầu - điều này ai cũng biết rồi. Vậy đối với một bài chuyên sâu (feature) thì nên viết theo kiểu gì để hấp dẫn độc giả từ đầu tới cuối, thậm chí có ấn tượng tốt với bài viết và tác giả để còn... ngóng đọc những bài sau? Trước hết hãy tìm hiểu cách viết mở đầu và kết thúc.
 
Không ít bài nêu lên một chủ đề gây chú ý nhưng phần mở đầu quá tầm thường, đồng nghĩa với khả năng mất một số bạn đọc hoặc khiến họ có ấn tượng không hay. Trong khi đó, có nhiều trường hợp phóng viên viết được phần mở đầu rất tốt, cách dẫn giải câu chuyện cũng rất logic nhưng đến phần kết lại hụt hẫng, thậm chí cụt.
 
Nhiều người cho rằng ai viết văn hay thì làm báo giỏi. Điều này chưa chắc nếu phong cách viết văn được "bê" nguyên xi vào trong báo. Nhiều nhà văn quen với kiểu tả tình tả cảnh, trong khi báo chí đòi hỏi đề cập trực tiếp vào vấn đề. Nhưng nếu nhà báo chỉ thuần túy phát hiện thông tin giỏi mà không biết đặt vấn đề, không biết dẫn dắt người đọc đi đến hết câu chuyện thì cũng không đạt được mục đích của mình.
 
Mở đầu hay không phải chuyện đơn giản nhưng ít ra nó còn được chú ý nhiều, chứ phần kết thì nhiều khi bị coi nhẹ. Thực ra, mở đầu và kết bài đều có ý nghĩa lớn. Mở bài tốt giúp cho người đọc thấy quan tâm hơn đến bài vào và tiếp tục tìm hiểu nó, một câu kết hay sẽ khiến độc giả có cảm tưởng về một bài viết "hoàn thiện".
 
Giảng viên Fabienne Gérault thuộc Đại học Báo chí Lille của Pháp đưa ra một số gợi ý sau:
 
Mở đầu
 
Đây không phải là một đoạn mở đầu dài dòng giới thiệu sự việc, nhân vật, hay vấn đề, mà là ngược lại. "Catch phrase": nó phải tóm được độc giả! Đây là một trong những đoạn khó viết nhất trong một bài báo. Những không phải bao giờ phóng viên cũng có cảm hứng khi đặt bút viết. Chính vì thế phải đặt ra câu hỏi: làm thế nào thu hút được người đọc? Làm thế nào để đưa ra "cú đấm quyết định" cho bài báo của mình?
 
Đanh thép, cô đọng, nhịp nhàng, đó nhất thiết phải là một câu ngắn. Các từ ngữ đi thẳng vào vấn đề, sao cho độc giả hiểu ngay chủ đề của bài báo. Mở đầu phải độc lập với các tít, sapô và viết một cách tự do. Đây là một mẹo viết thu hút sự quan tâm chú ý của độc giả. Đây là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo của mỗi người.
 
Sau đây là một số cách viết phổ biến:
 
- một bức ảnh: định vị sự việc bằng một miêu tả. Độc giả cần được "nhìn thấy".
- một trích dẫn: thích hợp khi một hoặc nhiều người được phỏng vấn.
- một câu chuyện: một gia thoại, miễn là có ý nghĩa. Độc giả rất thích.
- một công thức quen thuộc: có liên quan đến chủ đề.
- đổi hướng công thức: thay đổi một từ và dùng một câu nổi tiếng.
- một hình ảnh: hình ảnh này sẽ là biểu tượng của bài.
- một châm ngôn: có thể tự nghĩ ra hoặc lấy trong dân gian.
- một nghịch lý: đề cập tới chủ đề bằng cách không ai ngờ tới.
- một điều kỳ cục: gợi sự tò mò bằng một hình ảnh, một sự việc bất bình thường hoặc lạ.
- một khẳng định: phải có ý nghĩa hoặc bất ngờ.
- một câu hỏi: không nên lạm dụng và đưa ngay ra câu trả lời.
- một sự tương tự: liên tưởng tới một hình ảnh hoặc kỷ niệm của độc giả.
- một sự mỉa mai, một câu khác thường, một câu chơi chữ…
 
Trong một tờ báo cần có những mở đầu khác nhau. Nhà báo cần đổi mới. Với loại bài tin tức dạng hàng ngày thì chỉ cần đưa ra sự việc và thông điệp chủ yếu có tính thời sự.
 
Kết bài
 
Làm thế nào để độc giả có ấn tượng tốt về bài báo? Phần kết của bài không phải là:
- nơi chúng ta vội vã lướt qua những gì chưa nói trong bài.
- một bài học đạo đức (không nên thêm mắm muối vào bài báo).
- một kết luận của bài văn nghị luận có tính tóm tắt hay tổng hợp.
- một lời chào: đừng viết "phần tiếp theo ở số báo sau…". Một bài báo là một tác phẩm hoàn chỉnh.
 
Không nhất thiết phải có kết luận đối với các bài mang tính thông tin thuần túy, các phỏng vấn (trừ phi chọn được câu hỏi cuối cùng thật hay). Ngược lại, tường thuật và bình luận bắt buộc phải có kết.
 
Yêu cầu cũng giống như với phần mở đầu. Mạnh mẽ, dứt khoát, kết luận phải dùng câu ngắn, hình tượng, độc đáo. Nó đem lại cảm tưởng cuối cùng. Thông thường, trước phần kết có hai hoặc ba câu, cũng ngắn, chuẩn bị cho "kết luận của kết luận". Đôi khi chỉ cần một hay hai chữ là đủ.
 
Kết bài giúp cho người biên tập:
- mở ra góc độ mà anh ta đã đóng lại tối đa ở ngay đầu bài báo. Vì vậy nó gợi sự quan tâm, tò mò, đặt câu hỏi và mở ra triển vọng.
- đóng góc độ lại, bằng cách quay lại với thông điệp cốt lõi (khóa cái khóa lại).
 
Một mẹo hay: câu cuối cùng dùng lại các từ của tít hoặc ít nhất là một số từ./.
 
Truyền hình sơ suất hay thiếu chuyên nghiệp?
 
Bạn đã bao giờ là quan chức chưa? Vậy hãy thử tưởng tượng mình là một quan chức được truyền hình phỏng vấn về một vấn đề đang được xã hội quan tâm. Bạn rất hài lòng với phần trả lời của mình, bạn cho rằng nó rất khách quan nhưng không làm ai mếch lòng vì bạn nói đúng và "hơi bị" khôn khéo. Ấy vậy mà ông truyền hình lại ghi sai tên của bạn. Người dễ tính thì chặc lưỡi bỏ qua, nhưng chắc là không ít người phật ý, thậm chí bực bội.
 
Mấy ngày qua, tôi "tình cờ" ở nhà nhiều hơn bình thường nên được xem nhiều chương trình truyền hình hơn. Nhưng oái oăm là vừa định khen truyền hình nhà ta dạo này nhanh nhạy, công nghệ cũng khá, thì đập ngay vào mắt một số sai sót quá lặt vặt. Nhưng chỉ chừng ấy thôi cũng làm cho chương trình bị giảm giá trị ít nhiều bởi phạm phải sai sót thuộc loại "kỵ" nhất: nhân vật chính bị viết nhầm tên tuổi, cơ quan.
 
Có một chương trình giới thiệu hoạt động nhiếp ảnh trên VTV1 nhân chuẩn bị diễn ra đại hội của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh, khi một ông quan chức cũng thuộc hàng có chức vụ cao phát biểu thì dòng chữ lại hiện lên là "Bà Đào Hoa Nữ, Chủ nhiệm CLB...". Chỉ một tẹo sau, một nam quan chức còn danh tiếng hơn lên hình, thì dòng chữ bên dưới lại là tên của cái ông ban đầu. Những người không ở trong ngành, không biết tên cái ông to hơn thì cũng chẳng biết sai sót thế nào, nhưng cái ông đầu tiên râu rậm rì mà lại được giới thiệu là "Bà" thì hết chịu nổi.
 
Nhưng không phải phóng sự kể trên là chương trình duy nhất sai sót kiểu này. Có một chương trình chiều Chủ Nhật trên VTV3 cũng không khá hơn khi ông Nguyễn Văn A lại được viết là Trần Văn A, công ty B lại được viết thành công ty BB. Vui hơn nữa là trong chương trình truyền hình trực tiếp lễ bế mạc Lễ hội Quảng Nam, dòng chữ hiện lên là "Ban nhạc Plamengo của Tây Ban Nha". Thương thay cho vũ điệu Flamenco bốc lửa, sang tới đất này lại phải đổi tên.
 
Ở nước ngoài, chỉ cần gọi nhầm chức danh đã đủ "teo", huống hồ là nhầm tên thì lần sau đừng hòng mà phỏng vấn nữa. Nhưng ở ta thì những loại lỗi này hình như được quy hết là lỗi kỹ thuật. Vậy là mấy anh nhân viên kỹ thuật hay đồ họa lại phải giơ đầu chịu báng trong khi lỗi là ở phóng viên và đạo diễn - những người trực tiếp đi phỏng vấn. Mà thời buổi này quan chức nào chẳng có cạc-vi-dít cơ chứ, làm sao mà sai được nhỉ?
 
Một trong những điều bắt buộc cần phải nhớ là ghi chính xác họ tên, chức vụ, cơ quan của người được phỏng vấn. Thậm chí khi nhìn vào danh thiếp thấy có chỗ nào không hiểu còn phải hỏi lại cho chắc chắn. Những thông tin này khi được chuyển cho kỹ thuật để làm đồ họa thì cũng phải được kiểm tra kỹ càng xem có đúng không, ghép vào hình có chuẩn không, v,v... Xét cho cùng, chỉ có phóng viên và đạo diễn là biết rõ ông nào với bà nào thôi, vậy họ phải là người thẩm định sau cùng.
 
Chứ cứ cái kiểu phóng chữ nhầm lung tung, sai lung tung, rồi đâu lại vào đấy thế này thì còn gọi gì là báo chí./.
 
Phỏng vấn cho báo hình
 
Vônte nói "Hãy đánh giá một con người không phải qua câu trả lời mà qua câu hỏi của anh ta". Khoảng một nửa số câu hỏi của chúng ta không khuyến khích câu trả lời hay; trên thực tế, chúng còn triệt tiêu câu trả lời. Như vậy, cách tiến hành phỏng vấn của chúng ta chưa hiệu quả.
 
Có thể nêu lên một số lý do như sau:
 
- Câu hỏi của chúng ta khó và đã được trả lời từ trước.
- Khi phỏng vấn thất bại, chúng ta có xu hướng đổ lỗi cho người trả lời phỏng vấn.
- Có lỗi chính là ở chúng ta, những người đặt câu hỏi, người tiến hành phỏng vấn.
 
Những câu hỏi dở mang lại những câu trả lời tồi. Phóng viên thường thích những câu hỏi nghe có vẻ "rắn".
- Anh là người phân biệt chủng tộc phải không?
- Anh có giết người bạn đồng hành của mình không?
 
Đây là những câu hỏi nghe có vẻ rắn. Nhưng chúng hoàn toàn không rắn. Chúng lại rất dễ trả lời. Chúng đã buộc người được hỏi trả lời KHÔNG. Chúng đã triệt tiêu câu trả lời mà chúng ta muốn nghe. Kết quả ngược lại với những gì chúng ta đề ra.
 
Những câu hỏi khó (thực sự rắn) buộc người ta phải suy tư, động não để tìm câu trả lời. Những câu hỏi đó làm họ phải chững lại, làm họ phải lưỡng lự. Làm họ đổ mồ hôi.
 
Năm thói quen xấu trong phỏng vấn và cách khắc phục
 
Thói xấu 1: ĐẶT CÂU HỎI ĐÓNG
 
- Ví dụ: Anh có phải là người phân biệt chủng tộc không? Anh có giết người bạn đồng hành của mình không? Anh có đồng ý...?
 
- Hậu quả: Đây là một lỗi tồi tệ nhất. Nó gợi câu trả lời có/không, lại rất tuyệt vời với người tìm cách né tránh câu trả lời. Những câu hỏi này đã giết chết cuộc phỏng vấn.
 
Những câu hỏi đặc trưng như "...phải không? ...hay không?" đã trao thế chủ động cho người được phỏng vấn.
 
- Cách khắc phục : Hãy đặt các câu hỏi có dạng: Cái gì? Tại sao? Như thế nào?... Vừa đơn giản lại hiệu quả.
 
Thói xấu 2: KHÔNG PHẢI CÂU HỎI
 
- Ví dụ: "Đó là một quyết định cứng rắn" hay "Người ta nói ông là một lãnh đạo khó tính."
 
- Hậu quả: Một phần tư câu hỏi trong nhiều phỏng vấn hoàn toàn không phảo là câu hỏi. Chúng là những câu khẳng định. Lại một lần nữa chúng ta trao thế chủ động cho người được phỏng vấn. Những "câu hỏi" loại này không đòi hỏi câu trả lời.
- Cách khắc phục: Hãy nhớ rằng bạn đang tìm kiếm một phỏng vấn. Bạn không dùng kiến thức của mình để gây ấn tượng với người trả lời phỏng vấn. "Hầu hết các nhà báo đều đặt những câu hỏi khủng khiếp, trong đó bọn họ thường khoe khoang với bạn và các nhà báo khác những gì mà họ biết, hơn là hỏi bạn nghĩ gì". (John Townsend, tác giả cuốn sách hướng dẫn cách cư xử với báo giới).
 
Thói xấu 3: HAI TRONG MỘT
 
- Ví dụ: "Anh có quan hệ thế nào với ngài bộ trưởng và theo anh ông ta có sai không?"
 
- Hậu quả: Câu hỏi lựa chọn - hai cho cái giá của một. Chúng ta để cho người trả lời chọn câu hỏi dễ, họ thường làm vậy. Bạn hỏi hai câu và hầu hết trong mọi trường hợp chỉ nhận được một câu trả lời.
 
- Cách khắc phục: Hãy hỏi từng câu một. Bỏ các liên từ như "và", "hoặc"...
 
Thói xấu 4: KÍCH ĐỘNG
 
- Hậu quả: Những câu hỏi cho chủ thể cơ hội phản ứng với từ dùng trong câu hỏi hơn là đáp lại câu hỏi. Đó có thể là những từ ngữ kích động hay ngôn ngữ cường điệu hoặc hung hăng.
 
- Cách khắc phục: Hãy dùng ngôn ngữ trực diện.Câu hỏi càng cao giọng, máy móc/hình thức thì câu trả lời càng chừng mực/tẻ nhạt.
 
Thói xấu 5: CÂU HỎI VÔ TẬN (never-ending)
 
- Hậu quả: Những câu hỏi này thường lan man, làm người trả lời phỏng vấn bối rối và cuối cùng đổ vỡ dưới sức nặng của từ ngữ.
 
- Cách khắc phục: Bạn biết mình đang chờ đợi gì ở người được phỏng vấn. Hãy viết trước câu hỏi để nhận câu trả lời thích hợp. Hỏi những câu ngắn và đơn giản.
 
Hãy làm cho người trả lời phỏng vấn góp phần vào "nội dung" - đừng cho họ biết nội dung. Đừng dự đoán trước câu trả lời. Khi bạn hỏi: "Anh/chị có vui sướng/buồn không?" bạn đã cho họ biết nội dung. Nhưng thay vào đó ta hỏi: "Anh chị cảm thấy thế nào?". Câu hỏi này không gợi ý gì.
 
Quá nhiều phỏng vấn thì chẳng khác những cuộc đi câu cá là bao. Phải có kế hoạch phỏng vấn. Và giai đoạn đầu của việc lập kế hoạch là xác định mục đích phỏng vấn. Điều chúng ta tìm là :
 
- Sự thật
- Cảm xúc
- Phân tích
- Câu chuyện của người làm chứng
- Trách nhiệm
- Nội tâm nhân vật
 
Viên sĩ quan cảnh sát có thể biết sự thật nhưng không trả lời những câu hỏi về cảm xúc; gia đình nạn nhân có thể cho biết cảm xúc nhưng có thể họ không biết về vụ án; cả hai đối tượng này không thể cho biết tổng thể hay phân tích.
Đôi khi chúng ta phí phạm thời gian phỏng vấn tìm hiểu những điều mà người trả lời phỏng vấn không thể biết. Nên hãy tính xem ai làm gì, cho mỗi người được phỏng vấn một vai diễn, trong tất cả những người được hỏi ai là người cho biết về sự thật, ai nói về cảm xúc, họ có thể phân tích vấn đề. Rồi bạn có thể xây dựng câu hỏi cho từng mục đích cụ thế.
 
Đối với các cuộc phỏng vấn tại hiện trường để lấy những đoạn phỏng vấn cho tin bài cần nhớ những điểm chính sau:
 
- Xác định mục đích cần phỏng vấn
- Biết mình muốn cái gì
- Đặt những câu hỏi đơn giản để đạt mục đích đó
- Đặt những câu hỏi mở (tại sao, như thế nào và cái gì...)
- Hãy cụ thể. Những câu hỏi mơ hồ sẽ nhận được những câu trả lời mơ hồ.
- Viết ra câu hỏi trước khi tiến hành phỏng vấn
- Hãy lắng nghe câu trả lời (đừng mải chuẩn bị câu hỏi tiếp theo mà bỏ lỡ phần bổ sung quan trọng)
 
Phỏng vấn trường quay thường dài hơn và có nhiều cơ hội để người phỏng vấn bày tỏ tính cách của mình. Hai người phỏng vấn giỏi nhất của BBC là Jeremy Paxman và David Frost. Họ có phong cách hoàn toàn khác nhau.
 
Jeremay Paxman chuyên phỏng vấn các chính trị gia. Ông giả bộ ông đang bị các chủ thể lừa bịp. Triết lý cơ bản của ông ta là tại sao người này lại nói dối?
 
Ông rất kiên trì. Trong một lần phỏng vấn một cựu bộ trưởng thuộc đảng Bảo thủ, ông đã hỏi một câu đến lần thứ 14. Ông đã không nhận được câu trả lời thẳng thắn, nhưng sau 14 lần né tránh thì câu trả lời đã không còn mấy quan trọng.
 
David Frost có cách tiếp cận mềm dẻo. Ông ví phỏng vấn với câu chuyện ngụ ngôn của Edốp về cuộc tranh cãi giữa gió và mặt trời xem ai có thể làm người đàn ông cởi áo khoác nhanh hơn. Gió thổi mạnh và người đàn ông cuộn mình chặt hơn trong cái áo khoác và kéo cao cổ áo. Mặt trời chiếu những tia nắng ấm và người đàn ông đã cởi bỏ áo ra.
 
Bốn quy tắc phỏng vấn của David Frost:
1. Không bao giờ đặt câu hỏi đúp để người trả lời không bỏ qua phần này hay phần kia của câu hỏi.
2. Không bao giờ đặt câu hỏi dài để được câu hỏi ngắn hay chỉ đơn thuần là có/không.
3. Tạm ngưng (pause) là công cụ rất hữu hiệu. Dùng nó với cái gật đầu, nụ cười: thông điệp chuyển đến người trả lời phỏng vấn là – tôi biết còn nữa đấy và anh biết là còn nữa... và hãy nói tiếp đi.
4. Tập nghe chủ động: Đừng bám chặt vào những câu hỏi lập trước và đừng để bị giật mình bởi câu trả lời bất ngờ.
 
Đối với nhiều người, nghe đơn thuần là chờ cơ hội để lại bắt đầu nói. Trong cuốn sách “Đặt câu hỏi” của mình, Paul McLoughin đề cập đến nghệ thuật phỏng vấn: “Nếu tôi có thể viết chỉ một chương về cách thức phỏng vấn thì nó sẽ là về cách nghe. Và nếu tôi được viết một câu thì nó là câu sau: anh càng chú ý lắng nghe, người nói sẽ càng hùng biện”.
 
Đừng sợ sự im lặng. Đó chính là một trong những cách hữu hiệu nhất để lấy được nhiều thông tin hơn. Chúng ta nên tránh sự im lặng kéo dài. Để tránh tình huống khó xử, chúng ta can thiệp lấp những những khoảng trống im lặng đó.
Các tổ chức đào tạo người phỏng vấn biết điều này. Cuốn sách của một tổ chức có trụ sở ở Ốttawa (Canada) viết: “Nếu tạm ngưng (pause) kéo dài hơn 2 giây, người phỏng vấn phải vào cuộc”.
 
Lần tới bạn hãy thử im lặng một chút. Hãy mỉm cười, gật đầu và bạn có thể nhận ra rằng người trả lời phỏng vấn không thể không thêm một chút vào câu trả lời trước đó. Và rất có thể nó là cái phần thêm nho nhỏ mà bạn đang cần tìm.
 
Một số phỏng vấn đòi hỏi chúng ta phải qui trách nhiệm. Chúng ta có nhiệm vụ buộc người trả lời phỏng vấn nhận trách nhiệm về hành động hay quyết định của họ. Và nếu người trả lời phỏng vấn đang bị chỉ trích thì chúng ta phải đưa những lời chỉ trích đó tới họ.
 
Người ta có thể né tránh câu hỏi của chúng ta nhưng 2 tháng hay 2 năm sau chúng ta có thể gặp may vì đã có cảnh né tránh đó trong băng của mình.
 
Nếu bạn là phóng viên báo hình thì phỏng vấn là một thách thức thực sự vì phải chịu áp lực về mặt kỹ thuật và biên tập.
 
Về mặt cơ học, bạn phải để mắt đến điểm nét, lộ sáng, tầm nhìn ngang mắt (eyeline). Về mặt nghệ thuật sẽ là hậu cảnh nào, khuôn hình ra sao? Và rồi cả những vấn đề về biên tập, sẽ là câu hỏi nào.
 
Dưới đây là một vài gợi ý:
- Đừng đợi đến phút cuối mới nghĩ tới phỏng vấn.
- Khảo sát phải cho bạn biết chủ thể của bạn sẽ nói gì – nhiệm vụ của là giúp họ nói ra rõ ràng.
- Viết ra danh sách những câu hỏi
- Đặt các câu hỏi mở
- Đặt các câu hỏi đơn giản
- Phần lớn các câu hỏi phải là: “Tại sao? Cái gì? Như thế nào?”
- Lấy khuôn hình rộng hơn bình thường để bạn khỏi phải lo chủ thể chuyển động ra ngoài cảnh.
- Luôn giữ tiếp xúc bằng mắt.
- Dùng ngôn ngữ cử chỉ - tay và mắt - để khuyến khích hay dừng người trả lời phỏng vấn.
 
Hành trang nào cho sinh viên báo chí?
 
Sinh viên báo chí hoặc những người mới tốt nghiệp các trường báo chí thường có một số băn khoăn giống nhau gửi lên Diễn đàn Báo chí Việt Nam: “Nghề báo có sống được không?”, “Nên bắt đầu sự nghiệp tại cơ quan báo chí nào?”, “Làm sao để bài được đăng báo?”, hoặc thậm chí là “Chúng tôi gặp khó khăn khi thực hành tác nghiệp”.
 
Và giữa lúc nhiều sinh viên báo chí còn đang loay hoay trước ngưỡng cửa bước vào làng báo thì một số nhà báo trẻ không được đào tạo chính quy về nghiệp vụ báo chí lại trở nên nổi bật. Những câu hỏi này sẽ ít đi, thực tế này sẽ khác đi ít nhiều nếu sinh viên báo chí nhận thức được đâu là điểm mạnh để phát huy và những khoảng trống cần được lấp đầy ngay khi còn ở giảng đường.
 
Không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên thế giới, tỷ lệ nhà báo có đào tạo nghiệp vụ chính quy không cao. Rất nhiều người vốn học những ngành khác hẳn, và rồi trở thành nhà báo mà chỉ cần qua một khóa đào tạo ngắn về nghiệp vụ. Họ trưởng thành dần trong một bộ máy với quy trình chặt chẽ. Thêm vào đó, trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt mà tính thiếu chuyên nghiệp có thể dẫn đến bị đào thải, các nhà báo ở nước ngoài - đặc biệt là ở các nước phát triển - phải tự rèn giũa liên tục để đạt tới những tiêu chuẩn mà nghề nghiệp đòi hỏi.
 
Ở Việt Nam, những tiêu chuẩn về chuyên môn chưa thật khắt khe, nên dường như những người có khả năng về ngôn ngữ - ví dụ các sinh viên khoa Văn - lại dễ dàng chiếm ưu thế nhất. Họ dùng ngay khả năng ngôn từ của mình để thuyết phục độc giả và cả lãnh đạo các tờ báo, những người cho rằng viết tốt là yếu tố quan trọng. Sinh viên khoa Ngoại ngữ cũng có vẻ dễ kiếm việc tại các tòa báo, khởi đầu chỉ làm công việc dịch thuật nhưng sau đó có thể chuyển sang làm phóng viên hoặc thậm chí lên thẳng vị trí biên tập nếu biết nâng trình độ của mình qua quá trình rèn luyện. Tiếp xúc nhiều với báo chí nước ngoài, lại thông hiểu ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ, những người có ngoại ngữ đang nhanh chóng đạt những bước thăng tiến trong làng báo khiến đồng nghiệp phải ghen tị. Và còn một đối tượng nữa cũng không khó khăn mấy để vượt lên trong cuộc đua báo chí là những người có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực nhất định. Một sinh viên tốt nghiệp trường kinh tế đương nhiên phải nắm rõ thị trường chứng khoán hơn một sinh viên báo chí chỉ đến cuộc họp báo với cuốn sổ và chiếc bút, một sinh viên trường nhạc rõ ràng dễ nắm bắt cái hồn của một album để giới thiệu trên báo, một người hiểu rõ về công nghệ thông tin có thể nhanh chóng viết cả một bài phân tích dài về sự khác biệt giữa hai hệ thống điện thoại di động trên thế giới.
 
Báo chí là một ngành đặc biệt, khác hẳn với các ngành khác. Kiến thức về báo chí có thể được tích tụ từ sách vở, từ những giờ lên lớp nhưng những điểm 9, 10 không phải là một sự bảo đảm về một nhà báo giỏi trong tương lai. Những kiến thức cơ bản là điều kiện cần trong hành trang của một sinh viên báo chí nhưng không phải là điều kiện đủ - còn những thứ không thể học mà chỉ có thể đạt được qua thực hành thật nhiều. Một nhà báo giỏi phải là người nhạy bén với tin tức, tinh tế trong cách xử lý vấn đề - từ văn phong đến câu chữ, phải hiểu biết rộng, có nhiều mối quan hệ và phải luôn... tò mò. Tất cả những đặc điểm này không thể có được trong mỗi con người nếu không trải qua nhiều tháng ngày lăn lộn với thực tế, học hỏi từ cuộc sống và từ những người đi trước.
 
Mỗi sinh viên báo chí, và mỗi người làm báo, đều đã tìm hiểu rất nhiều vấn đề lý thuyết, nhưng những khái niệm về cấu trúc tam giác ngược, về “5 W” sẽ chỉ là những câu thần chú vô giá trị nếu không được áp dụng hằng ngày trong những tác phẩm của từng cá nhân. Những thủ thuật về phỏng vấn, về phóng sự điều tra, cách xây dựng các chương trình truyền hình, phát thanh sẽ là đống tài liệu sáo rỗng trên sách giáo khoa nếu không được từng cá nhân thử nghiệm trong quá trình tác nghiệp.
 
Sinh viên báo chí hiện nay không có nhiều cơ hội để thực hành cho đúng nghĩa. Thời gian thực tập tại các tòa soạn, nếu có, thì chỉ là một bước bắt buộc cho đúng thủ tục trước khi tốt nghiệp. Một số sinh viên chủ động thực hành sẽ vấp phải khó khăn vì không thuộc biên chế của tờ báo nào nên không tiếp cận được các đối tượng cần thiết hoặc không thể kiếm được những thông tin đắt giá do ít mối quan hệ. Nhưng ngay cả khi họ đã có sản phẩm thì cũng không dễ để được đăng tải nếu không phải là cộng tác viên thường xuyên.
 
Theo quan điểm của riêng tôi, các khoa báo chí cần tạo một kênh liên hệ chặt chẽ với các cơ quan báo chí để đưa phóng viên đến thực tập ngay từ những năm học đầu tiên. Nếu chỉ đặt vấn đề hỗ trợ sinh viên thì nhiều tờ báo cũng không nhiệt tình, nhưng nếu họ thấy đây là một nguồn cung cấp phóng viên chất lượng thì có thể sẽ tạo điều kiện giúp đỡ. Một phóng viên trẻ, lại là một sinh viên, thì không thể một mình tác nghiệp mà cần được một phóng viên kinh nghiệm dẫn dắt. Có như vậy mới vào được những nơi mà thông thường họ không vào được để đào xới những thông tin giá trị. Những bước đi ban đầu bao giờ cũng chập chững nhưng sẽ trở thành những bước đi vững vàng qua thời gian.
 
Biện pháp này cũng là một cách hướng nghiệp cho sinh viên bởi sinh viên không thể cùng một lúc học chuyên sâu về nhiều lĩnh vực. Một sinh viên từ năm thứ 2, sau khi thực tập ở một đài truyền hình và muốn trở thành một phóng viên truyền hình, sẽ có ý thức tìm hiểu kỹ hơn về cách thu hình, lấy tiếng động, viết kịch bản, dẫn chuyện, và thậm chí cả về các công nghệ mới cho truyền hình.
 
Theo Gayle Sierens, một phát thanh viên kiêm phóng viên kỳ cựu của WFLA-TV (ở Tampa, Mỹ), khi xác định sẽ dấn thân vào lĩnh vực truyền hình đầy cạnh tranh, các sinh viên nên xin làm việc tập sự hoặc tình nguyện không lương tại một đài địa phương. "Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ," bà nói. "Hãy làm tất cả những gì có thể. Một chút kinh nghiệm cũng có lợi." Phóng viên Peter King của CBS News Radio thạm chí nói: "Cách hay nhất là đến thăm đài phát thanh trong khu vực mình ở. Hãy đến nhiều lần và xin một chân thử việc, kể cả công việc quét dọn ngoài giờ. Cứ 'lượn lờ' như thế cũng học được rất nhiều. Hãy tò mò và hỏi thật nhiều. Nhưng đừng chỉ đặt mỗi câu hỏi cái gì, hãy hỏi tại sao."
 
Việc thực hành còn có thể thực hiện ngay trong hoạt động đào tạo tại trường. Cách đào tạo báo chí hiện đại không phải là kiểu truyền thụ kiến thức theo một chiều đến người học mà là đặt họ vào một môi trường thực tế giả định để tự họ biết cách phản ứng khi xảy ra tình huống bất ngờ.
 
Tuy nhiên, không thể coi nhẹ vấn đề lý thuyết báo chí bởi thiếu lý thuyết cơ bản thì sinh viên báo chí đã đánh mất lợi điểm duy nhất so với sinh viên các ngành khác. Song những gì sinh viên cần là những kiến thức cụ thể và thực tế, là những kỹ năng báo chí rõ ràng để họ lấy đó làm cẩm nang thực hành. Có một thực tế không thể phủ nhận là nhiều nhà báo lâu năm vẫn hoàn toàn viết báo theo cảm nhận chủ quan và theo kinh nghiệm. Không phải ai cũng hiểu thế nào là cấu trúc tam giác ngược, không phải ai cũng biết vị trí câu phát biểu của nguồn tin cũng có quy định, và đương nhiên ít người biết rằng viết bài cho báo điện tử khác hẳn với viết bài cho báo in – khác từ cách lấy tít, về số lượng chữ và bố trí hình ảnh minh họa.
Lý thuyết cơ bản có lẽ là một trong những vấn đề rất đáng lưu tâm hiện nay. Báo chí xuất hiện ở Việt Nam đã lâu và báo chí cách mạng cũng đã trải qua lịch sử 80 năm phát triển, đội ngũ những người làm báo đã lên tới con số 13.000. Nhưng ngoài một số đầu sách bàn về những vấn đề lớn, không dễ tìm được những tài liệu đề cập đến những vấn đề cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc hằng ngày của những người làm báo. Hầu như không một cơ quan báo chí nào có cuốn Phong cách (Style Book) để quy định văn phong thống nhất cho riêng mình. Sinh viên báo chí cần được chỉ dẫn để viết cho đúng trước khi biết cách viết cho hay.
 
Hành trang bước vào đời của một sinh viên báo chí có lẽ nặng hơn của sinh viên các ngành khác bởi ngoài vốn kiến thức báo chí và thời gian thực hành, cần phải có thêm nhiều thứ khác nữa. Đó là một phông kiến thức chung rộng rãi và sự hiểu biết chuyên sâu về một, hoặc một số ngành nhất định. Đó còn là khả năng ngoại ngữ để không bị lệ thuộc vào rào cản này trong công việc và dễ học hỏi để tiến xa hơn, v,v. Đó còn là một sự kiên nhẫn xây dựng phong cách cho riêng mình và sự nhận thức đúng đắn về vị trí của mình. Không phải ai cũng có thể trở thành nhà báo lớn, nhưng chắc chắn tất cả chúng ta đều phải trở thành những nhà báo chuyên nghiệp thực sự./.
 
Ai nói "không" với phong bì?
 
Một lần tôi đi dự một hội nghị quan trọng do một cơ quan lớn của Việt Nam phối hợp cùng một tổ chức còn lớn hơn của nước ngoài tổ chức. Khách sạn sang trọng, các cô lễ tân xinh tươi cười chúm chím. Một cô chững chạc nhất đưa cho tôi tập tài liệu dày cộp. Chiếc phong bì bên trong rơi ra làm tôi luống cuống.
 
"Cảm ơn, tôi không thể nhận," tôi nói và giúi trả lại. "Đồ hâm," một giọng thoáng qua sau lưng khi tôi đã quay bước.
 
Chẳng biết cái văn hóa phong bì xuất hiện từ khi nào, nhưng suốt một thời gian dài, ai cũng coi đó là thứ không thể thiếu sau các cuộc họp. Và mặc cho bao nhiêu lời kêu gọi bãi bỏ, thậm chí cả những quy định cấm đoán, nó vẫn tồn tại. Trong giới báo chí, nó cũng không phải là ngoại lệ.
 
Nhớ thời cách đây khoảng 15-17 năm, khi lương cán bộ mới đi làm như tôi chưa được 10 USD thì mỗi lần đi họp báo của các công ty nước ngoài mới tiến vào Việt Nam, "nội dung" phong bì có thể lên tới vài chục USD. Thậm chí có lần một người bạn được tặng nguyên một chiếc máy nghe nhạc Sony Walkman trị giá đến cả trăm bạc. Bản thân tôi từng được tặng một chiếc xe ủi mô hình cực kỳ tinh vi, nghe nói giá thành sản xuất cũng khá đắt.
 
Họp báo hồi đó không nhiều, nhưng giới phóng viên vẫn thủng thẳng chẳng lo gì, bởi mỗi tuần một lần "đậm" thì đã đủ "nhòe cả tháng". Song mức nhiều hay ít khi đó dường như là "ngẫu hứng" của các công ty.
 
Bây giờ thì có khác một chút. "Nội dung" có ba-rem hẳn hoi. Và cái phong bì kèm theo tập tài liệu chưa có nghĩa là có tin được đăng trên báo, chỉ là chút "thuốc nước" để cảm ơn sự hiện diện của quý nhà báo mà thôi. Muốn đăng với độ dài ra sao, ca tụng đến mức nào thì lại phải thêm một cái phong bì nữa. Ngay cả những cuộc họp báo của một số cơ quan quản lý nhà nước cũng có phong bì - rất nhẹ nhàng thôi, 20.000 đồng, nhưng cứ phải "mời anh ký vào đây." Đương nhiên, tin báo in có giá của báo in, tin truyền hình có giá của truyền hình.
 
Không ít lần nhóm phóng viên, biên tập viên chúng tôi ngồi tranh luận với nhau về chuyện này. Có người lập luận rằng: bên tổ chức đưa phong bì cho tất cả mọi phóng viên có mặt, mình không nhận không được; hoặc "mình không nhận thì bị loại khỏi cuộc chơi, lần sau không được mời". Người khảng khái nhất thì tuyên bố "tôi cầm nhưng viết tin thế nào là ở tôi." Chẳng ai tự nhận là viết theo chỉ đạo của cái phong bì.
 
Trên diễn đàn của một lớp báo chí (đã tốt nghiệp), tôi tình cờ thấy một câu chuyện thế này: một chị phàn nàn rằng hôm trước đi họp, về mở phong bì thấy rỗng. Thế là các loại ý kiến tư vấn ào ạt tuôn ra: người thì bảo "lần sau chị cạch mặt nó ra", kẻ thì nói "em mà bị như thế thì sẽ cho doanh nghiệp đó... biết tay". Ô, thế là người ta cũng bực tức, cũng hằn học khi không có phong bì đấy chứ. Và khi tâm trạng như thế, có gì đảm bảo là các đại nhà báo của chúng ta sẽ đảm trách tốt cái vai trò cung cấp thông tin trung thực cho độc giả.
 
Và buồn thay, việc bên chủ quản phải tự "biết điều" mà lo nội dung cho phù hợp đã trở thành chuyện hiển nhiên. Và có những lúc các nhà báo mặc cả không khác hàng cá hàng tôm về chuyện tiền nong, hoặc thản nhiên thả một câu hỏi: "Phong bì đâu?"
Tôi chắc rằng chẳng có tờ báo nào cho phép phóng viên nhận phong bì, nhưng văn hóa phong bì đã trở thành chuyện thường ngày nên chẳng ai nghĩ đến chuyện cấm đoán. Cũng có những lúc bài lên "phô" quá, chưa ngửi đã thấy đầy hơi tiền, nhưng biên tập viên dễ dãi, hoặc không cứng rắn nổi trước những lời nỉ non "anh giúp cho em" nên bài vẫn ngự hiên ngang trên báo. Có người tiếp tục bao biện rằng thu nhập thấp là nguyên nhân, nhưng tôi biết có nhiều phóng viên thuộc các báo, đài "giàu" vẫn nhận phong bì như thường. Thậm chí họ còn có "mức" riêng cao hơn. Mối quan hệ cần nhau giữa doanh nghiệp (và cả các cơ quan khác) và phóng viên khiến cho phong bì không thể thiếu vắng.
 
Vài người trong nhóm phóng viên của chúng tôi đưa ra ý tưởng thử nghiệm: tuyệt đối không nhận phong bì và viết theo ý mình, để cho doanh nghiệp "đừng tưởng bở là mấy trăm bạc có thể xé toạc tờ báo", rằng để cho họ phải "nể" mình. Nhưng chưa có ai áp dụng chiêu này vào thực tế.
 
Giật mình tỉnh dậy. Hóa ra là tôi ngủ gật giữa cuộc họp báo quá buồn tẻ. Tôi đứng lên đi về khi cuộc họp chưa kết thúc. "Anh ơi, em quên chưa gửi anh tài liệu," một cô gái chạy theo. "Có cần phải ký không em," tôi hỏi. "Dạ thôi ạ, cảm ơn anh đã đến. Có gì em gọi anh sau nhé."
 
Tôi nhét chiếc phong bì vào túi áo ngực, lấy xe máy để chạy sang cuộc họp báo tiếp theo./.
 
Có được trả tiền để mua tin?
 
Lâu nay chúng ta hầu như không có khái niệm trong đầu rằng phải trả tiền cho người trả lời phỏng vấn, vì thế khi đối tượng "gợi ý" khoản này thì nhiều người thấy... sốc. Nhưng nếu coi thông tin như một thứ hàng hóa thì lại thấy đây là cái sự bình thường của thời buổi kinh tế thị trường. Vấn đề ở đây là trả cho người thực sự "đẻ" ra thông tin. Và còn những câu trả lời có-không xét về pháp lý hay đạo đức nghề nghiệp.
 
Được giao phụ trách một mảng tin nhất định, điều đầu tiên mà phóng viên trăn trở - một suy nghĩ chẳng có gì sai - là thiết lập quan hệ với một số viên chức trong các bộ, ban ngành và một số công ty "ruột" để thường xuyên được cập nhật thông tin nóng nhất. Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các báo, sự tồn tại của tờ báo cũng như bản thân phóng viên nhiều khi phụ thuộc vào tin nhanh hay chậm, độc hay lãng xẹt. Thế là bỗng nhiên nảy sinh mối quan hệ cung-cầu.
 
Trong mối quan hệ này, mỗi bên đều nhằm đạt được lợi ích của mình và để đạt được lợi ích đó, nhiều khi thấp thoáng cái bóng của đồng tiền. Doanh nghiệp nhiều khi muốn giữ quan hệ với phóng viên của một số tờ báo lớn như một cách "bảo hiểm" phòng khi xảy ra chuyện làm ăn bất trắc thì cũng được nhẹ tay một chút, thậm chí lờ đi giúp; cơ quan quản lý nhà nước cũng không phải là không cần đến phóng viên nên luôn nở nụ cười tươi, những lúc họp báo vẫn "chu đáo tin cậy", còn phóng viên tuy ngày thường thấy mình thật oai phong nhưng lắm lúc vã mồ hôi và phải nhờ vả lại khi thiếu bài nộp Tổng biên tập.
 
Phóng viên được chăm sóc kỹ càng là chuyện không hay nhưng dễ hiểu. Song có một thực tế nghe hơi ngược, và rõ như ban ngày nhưng không ai nói ra: có một số phóng viên đang "nuôi" nguồn tin. Đương nhiên, phóng viên chẳng thể nào trả lương đều đặn cho nguồn tin, nhưng với những tin sốt dẻo thì họ sẵn sàng lì xì trở lại.
 
Đã có nhiều cuộc tranh cãi không chính thức về vấn đề này. Kẻ thì khảng thái nói không (tuy có trời mới biết bản thân họ có làm như thế hay không), người thì lập luận rằng cơ chế thị trường là muốn có tin thì phải chi tiền. Có đại trượng phu còn huỵch toẹt rằng để làm việc nghĩa thì nhà báo có thể dùng nhiều cách - kể cả những cách không hay.
 
Xét về yếu tố mua bán trong cơ chế thị trường, chuyện trả tiền cho nguồn tin là hoàn toàn logic. Nhưng nhiều người khi lập luận hăng say lại quên mất một điều rằng việc trả tiền chỉ hợp pháp khi người nhận tiền thực sự là người tạo ra sản phẩm - và họ bán nó.
 
Một giáo sư đồng ý trả lời phỏng vấn của một tờ báo về các vấn đề chuyên môn có quyền nhận tiền cho chất xám của mình, một người bình thường sở hữu một số tài liệu quý hiếm cũng có thể nhận "lệ phí" để tiết lộ một phần hay toàn bộ. Tuy nhiên, tôi lại không thể bán thông tin thuộc về bạn tôi (ranh giới phân định rất mong manh, khó xác định), và một viên chức nhà nước không thể bán thông tin về công việc của cơ quan mình - dù nó chẳng phải là loại bí mật gì.
 
Today, there have been 14 visitors (184 hits) on this page!
Đến với thành phố biển Vũng Tàu This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free